Thuaàn tònh thuaàn thieän
Phöôùc hueä song tu

hoathuongtinhkhong.vn

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC GIẢNG GIẢI - TẬP SÁU

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC GIẢNG GIẢI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP SÁU
 

Ư chư chúng sanh, thị nhược tự kỷ. Chẩn tế phụ hà, giai độ bỉ ngạn, bốn câu này là một đoạn nhỏ. Trong tâm mục của Bồ Tát, chúng sanh và mình thật tại là không hai, không khác. Nhìn thấy chúng sanh chịu khổ, chịu nạn thì cũng như chính mình chịu khổ chịu nạn vậy.

Cho nên, chẩn tế phụ hà tức là độ chúng sanh, cái trách nhiệm và sứ mạng này là có, là cần phải làm.

Là việc làm của bổn phận của Bồ Tát giai độ bỉ ngạn đó là mục tiêu, giống như trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh chỗ nói: Chúng sanh không thành Phật, thì Bồ Tát thệ nguyện không thành Phật nhất định phải giúp đỡ chúng sanh thành Phật trước. Có cái hoằng nguyện vĩ đại như thế, đây mới là giác ngộ chân thật, giác ngộ triệt để.

Kinh Văn phần dưới: Tất hoạch Chư Phật vô lượng công đức. Trí huệ thánh minh, bất khả tư nghì, tất, là khiến mỗi một chúng sanh, đều có thể có được công đức viên mãn như Phật. Chúng ta thường nói đến phước tuệ.

Khi chúng ta thọ trì Tam Quy, chúng ta thường thường niệm đến quy y Phật Nhị Túc Tôn: Nhị là hai thứ, túc nghĩa là đầy đủ viên mãn, trí tuệ viên mãn, phước đức viên mãn phước tuệ, nhị túc. Vậy nói đến trí tuệ và phước đức, chín pháp giới chúng sanh đều không thể sánh bằng Phật, cho dù là Đẳng giác Bồ Tát phước tuệ vẫn còn khiếm khuyết một phần, vẫn chưa viên mãn.

Bởi vì Bồ Tát vẫn còn một phẩm thân tướng vô minh chưa phá đây là chỗ chưa viên mãn của phước đức trí tuệ, nhất định phải chứng đến Phật quả viên mãn, phước tuệ mới viên mãn. Chỗ này nói Chư Phật vô lượng công đức, tức là phước tuệ viên mãn. Địa vị chứng đắc cùng Phật viên mãn trí huệ thánh minh, bất khả tư nghì.

Như thị đẳng Chư Đại Bồ Tát, vô lượng vô biên, nhất thời lai tập, tất cả những vị Bồ Tát này không chỉ là của Thế Giới Ta Bà của chúng ta, Bồ Tát ở tha phương thế giới càng nhiều hơn.

Thế giới này và những nơi khác như phía trước đã nói các vị Đại Bồ Tát này trí tuệ và đức năng của họ cùng với Phật đều ngang nhau có bao nhiêu vị?

Vô lượng vô biên. Nhất thời Thế Tôn vì chúng sanh tuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ, tuyên giảng Thành Phật Đệ Nhất pháp môn. Cho nên họ đã nhìn thấy, đã nghe thấy.

Tất cả đều đến Đạo tràng để tập hội. Phần Kinh Văn đến đây là đã đem trí tuệ, đức năng của các đại Tỳ Kheo, Đại Bồ Tát ra để tán thán cũng là thuyết minh đến chỗ này là đã xong một đoạn.

Phía dưới nói: Hựu hữu Tỳ Kheo Ni ngũ bá nhân, đây là phần giảng Kinh trong Pháp Hội, nữ chúng xuất gia có đến năm trăm người. Thanh tín sĩ thất Thiên Nhân, Thanh tín sĩ là người học Phật tại gia, Trung Quốc chúng ta gọi là cư sĩ, đây là nam chúng tại gia, nam cư sĩ có bảy ngàn người, nữ cư sĩ có năm trăm người, như vậy các Tỳ Kheo Ny và tại gia nam nữ, hai chúng hợp lại là tám ngàn người.

Phần trước chúng ta thấy, phần chúng đại Tỳ Kheo tham gia Pháp Hội này là mười hai ngàn người cộng thêm tám ngàn người này nữa thì Pháp Hội của Thích Ca Mâu Ni Phật thính chúng tham gia có đến hai vạn người, riêng Bồ Tát của thế giới này và nơi khác chưa kể, con số đó vô lượng vô biên.

Có một số, mắt thịt của chúng ta có thể nhìn thấy, còn phần lớn mắt thịt của chúng ta không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, các Ngài đều đến tham dự Đạo tràng này, Pháp Hội này. Đạo tràng của Thế Tôn trang nghiêm như vậy.

Sau Thế Tôn, khi các đệ tử của Ngài giảng Kinh thuyết pháp, nơi Đạo tràng cộng tu của đại chúng. Thế giới này và nơi khác. Những vị La Hán, Bồ Tát cũng thường đến tham dự Pháp Hội này. Mắt thịt của chúng ta cũng không thể nhìn thấy được.

Bởi vì có số người tham gia Pháp Hội này đều hiển bày sự trang nghiêm thù thắng không gì sánh bằng, khiến cho mỗi người chúng ta ở trong Đạo tràng đều có thể pháp hỷ sung mãn.

Đây là dùng cách nói hiện nay mà nói, người đời này gọi là từ trường từ trường này không giống nhau, có sự gia trì của Chư Phật Bồ Tát, ngoài ra còn có Thiên Nhân, những người này mắt thịt của chúng ta vẫn không thể nhìn thấy được. Dục Giới Thiên. Dục Giới có sáu tầng Trời.

Sắc Giới Thiên: Sắc Giới có mười tám tầng Trời.

Vô Sắc Giới: Không kể, vì Vô Sắc Giới không có hình tướng. Chư Thiên Phạm Chúng, Phạm là thanh tịnh. Tâm của Thiên Nhân là thanh tịnh nhất trong lục đạo, so với năm đạo khác thanh tịnh hơn nhiều.

Tất cộng đại hội, Phẩm Kinh này, trong Phần Tựa vẫn là thuộc về thông tự, từ điểm này chúng ta có thể nhận ra bộ Kinh này Kinh Văn không dài lắm, nhưng tựa của nó, Phần Tựa rất dài đích thực là cấu trúc của một bộ Kinh lớn.
 

ĐẠI GIÁO DUYÊN KHỞI ĐỆ TAM
 

Phẩm này thuộc tựa riêng biệt, cho nên Phần Tựa của Kinh này chia làm ba phẩm. Trong phẩm Kinh này, Như Lai phóng quang hiện tướng lành, thị hiện tướng lành, Tôn Giả A Nan nhìn thấy sanh khởi tâm vô cùng hoan hỷ, đến để thỉnh pháp, Thế Tôn đại từ đại bi vì Tôn Giả A Nan nói rõ sự việc này, và như vậy đã nói ra một bộ Kinh Vô Lượng Thọ đệ nhất hy hữu, quảng đại viên mãn, trực tiếp tiện lợi và cứu cánh này.

Đây là đem nhân duyên thuyết Kinh đặt trọn trong một phẩm Kinh này. Tựa Kinh có ba phẩm, hai phẩm trước là Thông Tựa, phẩm này là Biệt Tựa. Mục đích là vì chánh tín khiến của chúng ta đối với bộ Kinh Điển này, đối với pháp môn này thật sự sanh khởi tín tâm không gì bằng.

Ngẫu Ích Đại Sư nói: Tín nguyện trì danh là ba điều kiện trọng yếu của việc tu Tịnh Độ, thiếu một cũng không được. Trong ba điều kiện này tín là điều kiện thứ nhất. Do đây có thể biết sự quan trọng của nó. Kinh Văn, trong bộ Kinh này nói rất rõ.

Trong một phẩm của phần trước chúng ta đã đọc khai hóa hiển thị chân thật chi tế, chân thật chi tế tức là điều trong Quán Kinh chỗ nói: Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật. Cho nên bộ Kinh Điển này, pháp môn này có thể tin được. Cần nên phải tin lý luận, y cứ của nó rất là chân thật, chẳng phải hư vọng.

Tác dụng của bộ Kinh này là dùng pháp bình đẳng để giác ngộ tất cả chúng sanh cũng tức là nói pháp môn khiến tất cả chúng sanh bình đẳng thành Phật. Pháp là phương pháp, môn là môn kính, là phương pháp nhập môn khiến tất cả chúng sanh bình đẳng thành Phật.

Chín pháp giới chúng sanh thật tế là không bình đẳng, hướng lên trên nói Bồ Tát, Viên Giác, Thanh Văn Viên Giác tức là Bích Chi Phật, Thanh Văn là A La Hán, phía dưới là lục đạo chúng sanh.

Làm sao bình đẳng được?

Trên sự mà nói quyết định chẳng bình đẳng, trên mặt lý mà nói cũng chẳng thể bình đẳng. Tuy nhiên, cái lý trong bộ Kinh này mà Phật đã nói không phải là lý bình thường, là cái lý của pháp tánh chân thật rốt ráo viên mãn. Pháp tánh là bình đẳng. Chúng ta là người học Phật, ai cũng biết là từ trong cái lý này để khai hóa ra.

Cho nên pháp môn này thật sự là thù thắng đến chỗ cùng cực. Không gì có thể sánh bằng. Không một pháp môn nào có thể so sánh với nó. Nó thật sự bình đẳng thành tựu, không phải là sự thành tựu bình thường là sự thành tựu viên mãn rốt ráo.

Trong Kinh lại nói với chúng ta huệ dĩ chúng sanh chân thật chi lợi, tức là Phật đem lợi ích chân thật ban cho chúng ta, lợi ích chân thật này là gì?

Đó là tín nguyện trì danh, là Phật phổ biến rộng lớn bình đẳng vô phân biệt ban cho tất cả chúng sanh. Chúng ta chỉ cần y cứ vào ba điều kiện này, thật tại mà nói, ba điều kiện này chín giới chúng sanh, người người đều có thể làm được. Chỉ cần anh chịu làm, anh chịu tin, anh chịu nguyện, anh chịu niệm Phật anh sẽ bình đẳng được độ.

Cho nên phương pháp tín nguyện trì danh là pháp bình đẳng. Chúng ta biết được Hoa Tạng Thế Giới, bốn mươi mốt vị pháp thân Đại Sĩ là dùng phương pháp này để vãng sanh Tây Phương Thế Giới. Để thành Phật. Lục đạo phàm phu, thậm chí đến địa ngục chúng sanh nghe đến pháp môn này có thể y giáo phụng hành cũng có thể vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới để làm Phật.

Đích thật là bình đẳng bất khả tư nghì. Cho nên Liên Trì Đại Sư nói Việt Tam Kỳ Ư Nhất Niệm, việt là siêu việt, tam kỳ là ba đại A tăng kỳ kiếp tu hành vượt qua ba đại A tăng kỳ kiếp, ba đại A tăng kỳ kiếp này là việc tu hành của Bồ Tát bình thường mới có thể thành Phật, trong pháp môn này của chúng ta vừa niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật thì là thành công ngay. Nói một cách khác, một niệm này vượt qua ba đại A tăng kỳ kiếp của họ.

Đây là nói về mặt thời gian tề chư thính ư biến giả, chư thính này nếu luận theo Viên Giáo đây là thù thắng tuyệt đỉnh, Viên Giáo Bồ Tát có năm mươi mốt giai cấp: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác năm mươi mốt vị thứ.

Chúng ta có cần phải từng vị thứ, từng vị thứ để chứng đắc không?

Không cần. Chỉ một câu A Di Đà Phật sẽ đốn siêu, trong khoảnh khắc là thành Phật ngay. Thông thường các pháp môn khác phải từng vị thứ từng vị thứ để chứng đắc, đi lên để chứng. Giống như quý vị đến giảng đường này giảng đường này ở tầng thứ năm của lầu năm thông thường các pháp môn khác phải đi bằng cầu thang, từng bậc từng bậc cao, từ bậc thứ nhất để đi đến lầu thượng.

Pháp Môn niệm Phật là đi theo thang máy lên, không cần phải leo tầng bậc từng bậc thang, tít tắt là đến liền, điều này quý vị có thể dễ dàng thể hội. Tề là chỉnh tề. Đẳng tề cùng với các bậc Đại Thánh, Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền cùng địa vị của họ, bình đẳng chỉ dùng một câu Nam Mô A Di Đà Phật này là bình đẳng với các Ngài.

Bởi thế Liên Trì Đại Sư tán thán điều này thật là kỳ diệu đến chỗ cùng cực thật sự là bất khả tư nghì. Có thể nói là chúng ta vô cùng may mắn.

Ngày hôm nay, cơ duyên đã thành thục rồi, duyên gì đây?

Cái duyên làm Phật, duyên làm Phật của chúng ta đã thành thục rồi thị tâm tác Phật rồi, nghe được bộ Kinh Điển cứu cánh viên mãn thành Phật này.

Trong Kinh Điển này nói với chúng ta: Phương pháp thành Phật thật sự là một ngày hy hữu khó gặp, từ vô lượng kiếp đến nay. Đây là câu nói của cư sĩ Bành Tế Thanh, trước thời Nhà Thanh ông ta cũng gặp được pháp môn này mà mừng rỡ đến không thể tả nỗi. Bây giờ chúng ta xem phần Kinh Văn.

Nhĩ thời Thế Tôn, oai quang hách dịch, như dung kim tụ. Hựu như minh cảnh, ảnh sướng biểu lý. Hiện đại quang minh, số thiên bá biến, đoạn này là Như Lai phóng quang minh, xuất hiện tướng lành.

Chỗ này chúng ta cần đặc biệt chú ý: Mỗi một chữ, trong đó đều hàm chứa ý nghĩa rất sâu, rất rộng. Nhĩ thời là lúc đại chúng hội tập, thật tại mà nói cũng là nhân duyên đã đến, Phật thấy nhân duyên này duyên đã thành thục rồi Phật muốn vì mọi người tuyên nói pháp môn này, đại chúng có thể tin, có thể hoan hỷ tiếp thọ, y giáo phụng hành tức là duyên đã thành thục rồi vậy.

Cho nên Phật vô cùng hoan hỷ, bổn nguyện của Phật là giúp đỡ chúng sanh thoát ly sinh tử luân hồi, viên thành Phật đạo.

Hôm nay duyên đã thành thục rồi vì sao chẳng hoan hỷ chứ?

Niềm hoan hỷ này là lần hoan hỷ nhất trong bốn mươi chín năm giảng Kinh, thuyết pháp của Thế Tôn, cái tâm hoan hỷ này đạt đến tột điểm nên xuất hiện tướng lành như vậy.

Oai quang hách dịch, oai là oai đức, quang là quang minh. Người thế gian chúng ta thường nói, người gặp việc vui tinh thần sảng khoái, nếu một người có niềm vui rất lớn khi việc vui mừng đó đến, anh xem.

Tinh thần của họ có vẻ khác, gương mặt sáng rực, Phật cũng như vậy, lần này Phật gặp được chuyện hoan hỷ như thế, cho nên không giống lúc bình thường, không như lúc bình thường.

Nét mặt của Ngài rất sáng. Như dung kim tụ, câu này là tỉ dụ. Tỉ dụ cho vàng đã là đẹp lắm rồi màu sắc óng ánh, đẹp biết là bao.

Nếu đem vàng đốt với nhiệt độ cao cho tan ra thì màu sắc đó lại càng đẹp hơn, không những màu sắc đẹp mắt mà lại còn óng ánh, phóng ra kim sắc quang minh, đây là tỉ dụ cho vẻ hoan hỷ của Phật, Phật nguyên là thân kim sắc, như dung kim tụ ý nói thể tướng của Phật trang nghiêm đến cực độ.

Hựu như minh cảnh, đây cũng là tỉ dụ. Như một tấm gương mẩy trần cũng không nhiễm quang minh biến chiếu câu này tỉ dụ cho đức dụng của Phật nó khởi tác dụng đây là tướng của dụng, câu trước là thể tướng, câu này là tác dụng là tướng của dụng.

Bình thường đều chẳng hề thấy qua, hôm nay hiển thị vô cùng đặc thù, ảnh sướng biểu lý câu này là nói thể dụng của Ngài như như. Ảnh là ảnh tượng, sướng là không có ngăn cách trong ngoài nhất như.

Hiện đại quang minh, số thiên bá biến, đây là sự biểu hiện đại dụng cụ thể hiện đại quang minh, trong Đại Kinh thường nói: Nhất chân pháp giới, số thiên bá biến tức là nói thập pháp giới đều nằm trong ánh hào quang của Phật, hiển hiển ra. Đây là nghĩa trong cái biểu đạt của nó, Phật thị hiện như vậy thì là toàn thể của Phật Pháp, tất cả Chư Phật vì chúng sanh chỗ thuyết của tất cả pháp tức là chân tướng của sự thật này.

Hôm nay, chân tướng của sự thật này, Phật không nói một lời, từ hào quang nơi thân Ngài, đều hiển lộ không sót. Đây là đức tướng viên mãn.

Tôn Giả A Nan là thị giả của Thích Ca Mâu Ni Phật ngày ngày đều đi theo Phật chưa bao giờ rời khỏi, Tôn Giả A Nan trước đây chưa từng thấy, chưa bao giờ thấy, hôm nay tướng hảo trang nghiêm như thế đó, chưa bao giờ thấy qua. Cho nên, Ngài cảm thấy vô cùng kỳ lạ, hy hữu, đặc thù.

Tôn Giả A Nan, tức tự tư duy: Kim nhật Thế Tôn, sắc thân chư căn, duyệt dự thanh tịnh, quang nhan nguy nguy.

Bảo sát trang nghiêm, tùng tích dĩ lai, sở vị tằng kiến, Ngài A Nan nói: Ngài từ trước đến nay chưa từng thấy, Phật hôm nay hiện ra tướng hảo như vậy vui mừng như vậy. Đoạn Kinh Văn này chúng ta không thể hàm hồ lướt qua, trong đó hàm ý rất sâu.

Sắc thân chư căn, chư căn là nói lục căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gọi là chư căn. Duyệt là khoái lạc, hỷ duyệt duyệt do thanh tịnh. Người thế gian chúng ta khi vui mừng tâm họ không thanh tịnh cho nên không thể ảnh sướng biểu lý, chúng ta lúc thấy vui mừng nhưng không thể ảnh sướng biểu lý tâm không thanh tịnh.

Thanh Văn, Duyên Giác, Nguyên Giáo Bồ Tát tâm rất thanh tịnh, các Ngài không vui mừng, thì sắc tướng này không hiện ra. Quang nhan nguy nguy, quang là quang minh, nhan là dung mạo, nguy nguy là dáng vóc cao vọi, đây là hình dung, là tán thán.

Bảo sát trang nghiêm, câu này là tán thán. Hiển đại quang minh số trăm ngàn biến hóa tức là Thập Phương sát hải y chánh trang nghiêm đều từ nơi quang minh của Phật hiển hiển ra, là tán thán điều này.

Đây là Thế Tôn nhìn thấy duyên của chúng sanh thành thục, trong tâm niệm A Di Đà Phật. Hạnh nguyện chỗ thành của Di Đà, tất cả Chư Phật thảy đều bội phục, đều tôn kính, đều tán thán. Đây là niệm Phật, Phật niệm Phật được oai thần gia trì của bổn nguyện Di Đà, Phật cũng gia trì Phật.

Phật đương nhiên hộ niệm Phật, không những là Di Đà gia trì Thế Tôn, thập phương nhất thiết Chư Phật Như Lai ngay lúc này tất cả đều gia trì Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, cho nên Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hiển sắc tướng như vậy, thật là không gì sánh bằng, thù thắng quá.

Đồng thời, lại niệm tất cả chúng sanh, cơ duyên thành Phật đã thành thục rồi, phải nên tuyên nói pháp môn này. Chúng sanh hoan hỷ được độ. Cho nên hôm nay, Phật hiện tướng này, vô cùng kỳ dị đặc thù.

Tôn Giả A Nan cảm than rằng, tự mình xưa nay chưa từng thấy qua. Do đây có thể biết hào quang nơi thân Phật, hào quang nơi mặt Phật nên hiện nhất chân pháp giới, thập pháp giới y chánh trang nghiêm đích thực vô cùng là hy hữu.

Hỷ đắc chiêm ngưỡng, sanh hy hữu tâm, đây là cảm tưởng của Ngài A Nan. Lúc nhìn thấy Thế Tôn phóng quang, hiện tướng lành, Phật hiện tướng tướng tuyệt đối chẳng phải là ngẫu nhiên, nhất định có dụng ý rất sâu, khiến cho Ngài A Nan phải hỏi.

Tức tùng tọa khởi, thiên đản hữu kiên, trường quỳ hiệp chưởng, đây là lễ tiết. Hướng Phật thỉnh pháp, nhất định phải hành lễ trước. Vốn là Ngài ngồi ở chỗ của Ngài nghe Kinh, ngay lúc này Ngài từ chỗ Ngài đứng dậy đến trước mặt Phật lễ bái để thỉnh pháp. Thiên đản hữu kiên, là sự lễ kính nhất, cách thức của nước Ấn Độ là như vậy.

Trong nghi lễ cổ xưa tế kỵ của Trung Quốc chúng ta, đây là lễ kỵ quan trọng nhất trong cỗ lễ của Trung Quốc. Lễ tế Tổ Tiên thông thường dân gian gọi là tế Tổ Tiên. Như quốc vương, đại thần còn phải tế Trời Đất, Thần, núi sông nữa. Sự tế kỵ này không phải bình thường.

Như dân chúng, dân chúng tế Tổ Tiên, trong phần lễ nghi, đây là lễ tiết long trọng nhất, cũng thiên đản hữu kiên nghĩa là để lộ vai bên phải ra, vì sao thế?

Trong lúc hành lễ nếu được sai bảo đi làm việc gì, động tác của anh phải rất nhanh, rất nhạy bén là ý nghĩa như vậy. Trong lúc đệ tử hành lễ Phật, đôi khi Phật có khi bảo họ đi làm việc, động tác của họ phải rất nhanh, rất tiện lợi.

Cho nên trong lúc hành lễ phải lộ vai bên phải ra để bày tỏ sự nguyện chịu sự phụng sự Sư Trưởng, sẵn sàng nghe lệnh sai khiến của Sư Trưởng, vui vẻ vì Ngài phục vụ là ý nghĩa này.

Thiên đản hữu kiên trường quỳ hiệp chưởng, chữ trường quỳ nếu quý vị nhìn kỹ, đại khái giống trong bức Bích Họa Đôn Hoàng, quý vị có thể nhìn thấy lúc quỳ chỉ quỳ một chân, đầu gối bên trái quỳ xuống, đầu gối bên phải không quỳ.

Đây cũng là lễ tiết bày tỏ Phật muốn sai bảo chúng ta làm việc đứng dậy dễ dàng, động tác nhanh nhẹn là ý nghĩa sẵn sàng nghe lệnh để phục vụ.

Cho nên đây là lễ trường quỳ hiệp chưởng, bày tỏ sự cung kính nhất tâm. Bình thường, cái tâm này hay tán loạn thì có vọng tưởng tạp niệm, bày tỏ vọng tưởng tạp niệm của mười đầu ngón tay hiệp chưởng đem nó hợp lại thành một, bày tỏ sự nhất tâm.

Tất cả vọng tưởng, tạp niệm đều buông xả, chuyên tâm nghe thầy sai bảo, cho nên cái hiệp chưởng này là mang cái ý nghĩa này tỏ sự tôn kính nhất tâm.

Nhi bạch Phật ngôn, bạch, là hạ đối với thượng, hạ đối với thượng là một kính từ ngôn từ cung kính, nhi bạch Phật ngôn: Thế Tôn kim nhật nhập đại tịch định, trụ kỳ đặc pháp, trụ Chư Phật sở trụ, Đạo Sư chi hạnh, tối thắng chi đạo. Khứ lai hiện tại Phật Phật tương niệm. Vi niệm quá khứ vị lai Chư Phật da. Vi niệm hiện tại tha phương Chư Phật da. Hà cố oai thần hiển diệu, quang thụy thù diệu nãi nhĩ, nguyện vi tuyên thuyết.

Trong đoạn này, chúng ta nhìn thấy Tôn Giả A Nan với những câu nói trên, sự phán đoán của Ngài chắc chắn là Ngài đã theo hầu Phật một thời gian khá dài nên một số động tác của Phật Tôn Giả A Nan có thể dự liệu được vài phần.

Tướng vì sao lại tốt đẹp như vậy?

Quý vị nên biết, người thế tục thường nói: Tướng tùng tâm chuyển. Anh xem. Người coi tướng số cũng nói, tướng tùy tâm chuyển. Nói một cách khác, người này tâm của họ tốt, tướng của họ sẽ rất tốt.

Một người rất từ bi, anh nhìn thấy tướng đó thì là hình dáng của từ bi. Nếu tâm người xảo nguyệt gian trá, anh nhìn cái tướng đó tướng mạo bất thiện, nhìn đến thì có khủng bố. Điều này nói rõ, cái đích thật là từ tâm mà chuyển.

Bởi thế, lúc xưa có người nói: Con người sau bốn mươi tuổi tướng mạo phải do chính mình chịu trách nhiệm. Tướng mạo trước năm bốn mươi tuổi, thế gian chúng ta gọi là do cha mẹ di truyền kỳ thật, câu nói này trong nhà Phật giảng chẳng thông.

Trong nhà Phật nói: Tướng mạo của anh thay đổi như thế nào là do anh lúc đầu thai, anh với cha mẹ có duyên, không có duyên sẽ không đến đầu thai, có duyên gặp được thì sanh tâm hoan hỷ, ưa thích cha mẹ. Ưa thích tướng mạo của cha mẹ. 

Anh xem! Tướng mạo đó có phải là duy tâm sở biến không?

Cho nên đứa bé vừa sanh ra tướng mạo rất giống cha mẹ là do lúc đầu thai tâm anh tưởng mà sanh ra, sự việc là như vậy.

Không phải do di truyền chi cả hình dáng cha mẹ thế nào thì đứa bé sẽ giống thế đó chẳng phải vậy, là do trong tâm của đứa bé ưa thích cái tướng ấy của cha mẹ mà mang cái tướng đó, là như thế. Sau khi ra đời, đã được bốn mươi năm, đối với cha mẹ đã lãnh đạm. Điều này chúng ta đã hiểu được, trẻ nhỏ bám theo cha mẹ quấn quýt chẳng rời.

Sau khi trưởng thành, tâm luyến ái của nam nữ, tâm yêu sự nghiệp sanh khởi, cái tâm đối với cha mẹ thì sẽ lợt lạt đi. Do đó, nên sau bốn mươi tuổi tướng mạo của nó sẽ thay đổi.

Cho nên một người lúc thiếu niên, lúc tráng niên, lúc tuổi già tướng mạo có thể biến đổi, biến đổi thế nào?

Tâm biến. Nếu được sự giáo dục tốt, con người tâm địa đoan chánh, thiện lành, tướng mạo của họ sẽ biến thành rất đoan trang, rất từ bi. Cho nên nói sau bốn mươi tướng mạo phải do chính mình chịu trách nhiệm.

Vậy thì hôm nay Thế Tôn hiện tướng thù thắng không gì sánh bằng này thì tâm cũng là đệ nhất thù thắng không gì sánh bằng.

Vì sao thế?

Phật đều niệm Phật, niệm A Di Đà Phật, niệm nhất thiết Chư Phật. Đây không phải vì sự trang nghiêm của Phật, trang nghiêm của vô lượng Chư Phật đều tập trung vào sắc tướng của Phật mà hiển hiện ra.

Điều này đương nhiên là quá hy hữu. Cho nên khi A Nan tán thán mới tán thán Thế Tôn kim nhật nhập đại tịch định, tịch định là thọ dụng, là hưởng thụ.

Đại tịch định này là gì?

Tức là Niệm Phật Tam Muội. Hôm nay, Phật là nhập Niệm Phật Tam Muội. Trụ kỳ đặc pháp, kỳ là hy kỳ, đặc thắng thù thắng không gì sánh bằng. Ý nghĩa này là sẽ đem pháp môn bình đẳng thành Phật vì tất cả chúng sanh tuyên bố, trong tâm Phật chuẩn bị như vậy, đây tức là trụ kỳ đặc pháp.

Trụ Chư Phật sở trụ, pháp môn niệm Phật là đệ nhất pháp môn mà mười phương tất cả ba đời Chư Phật dùng để độ chúng sanh, để thành Phật Đạo, đây là trụ Chư Phật sở trụ.

Đạo Sư chi hạnh, đạo là dẫn đạo, dẫn đạo tất cả chúng sanh ngay trong một đời này bình đẳng thành Phật. Tối thắng chi đạo, đạo là con đường, tức là phương pháp tu hành chứng quả tối thắng, tức là tối thù thắng. Đương nhiên, là chỉ cho pháp môn niệm Phật này, pháp môn niệm Phật là tất cả Chư Phật chỗ tu, tất cả Chư Phật chỗ hoằng dương.

Hôm nay, Thế Tôn niệm Di Đà chi sở niệm, hành Di Đà chi sở hành cùng với A Di Đà Phật, với tất cả Chư Phật cảm ứng đạo giao.

Khứ lai hiện tại, khứ là quá khứ, lai là vị lai, hiện tại là nói đến ba đời tam thế Chư Phật, Phật Phật đều tương niệm, Phật Phật đều niệm Phật, trong Phật Phật tương niệm hầu như không một vị Phật nào không niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật là tất cả Chư Phật cùng cộng niệm, Phật mà còn niệm Phật huống hồ là chúng ta.

Vi niệm quá khứ vị lai Chư Phật da, thực tế là Phật Phật đạo đồng. Trong Đại Kinh, chúng ta thường thấy thập phương nhất thiết Phật, cộng đồng một pháp thân, sanh Phật bất nhị, sanh Phật nhất thể.

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta rằng tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí, đây tức là bảo tất cả vạn pháp thể dụng nhất như cho nên Phật niệm Phật là điều rất bình thường pháp nhĩ như thị điều này quả nhiên A Nan đã đoán trúng.

Thế Tôn hôm nay là niệm Phật, tuy nhiên A Nan không biết Thế Tôn niệm vị Phật nào Ngài không biết Ngài không biết cho nên mới đặt ra câu hỏi này.

Hà cố oai thần hiển diệu, là oai đức thần minh của Phật. Quang thoại thù diệu nãi nhĩ, nãi nhĩ là giống như chỗ hiện tiền hiển thị.

Nguyện vi tuyên nói đây là câu nói thỉnh pháp. Không những Tôn Giả A Nan trong lòng mong Phật vì Ngài thuyết minh cặn kẽ, đại chúng dư hội không một ai không có nguyện vọng này cầu Phật khai thị. Đến đây là Ngài A Nan thỉnh pháp.

Tôn Giả A Nan thỉnh Pháp, Phật vô cùng từ bi hữu cầu tất ứng A Nan khải thỉnh, làm gì có đạo lý chẳng nói chứ.

Chẳng khải thỉnh cũng phải nói, hà huống A Nan đứng ra khải thỉnh, cho nên ư thị Thế Tôn, cáo A Nan ngôn: 

Thiện tai thiện tai! Phía dưới là Thế Tôn tán thán câu hỏi của Tôn Giả A Nan. Trước khi thuyết minh thì tán thán Ngài trước.

Thiện tai thiện tai! Hai lần thiện tai này ý nghĩa rất sâu.

Thiện tai thiện tai! Này dùng cách nói của thời nay là quá hay.

Quá hay! Câu hỏi đó quá hay.

Ý nghĩa thứ nhất là xứng cơ: Ông hỏi thật đúng lúc, cơ hội thành Phật của tất cả đại chúng thành thục rồi, ông vừa hỏi thì tôi phải nói ra phương pháp bình đẳng thành Phật, cho nên lúc khen Ngài A Nan rằng: Ông hỏi thật quá hay! Quá hay! Câu thiện tai thứ hai là gì?

Là sự cảm thọ của chính Phật. Thọ dụng của Phật. Phật hôm nay thật là hoan hỷ, thời thời khắc khắc đều muốn tuyên nói pháp môn này. Vì cơ duyên chưa thành thục, Phật ngày ngày đều chờ đợi, quả nhiên chờ được rồi. Ngày nay duyên đã thành thục.

Anh bảo. Điều này vui mừng biết chừng nào. Đem cái pháp mà Phật đã ấp ủ trong tâm từ bấy lâu nay muốn nói ra, hôm nay được cùng đại chúng thố lộ ra, xứng với bản hoài của Phật đây thật là vui mừng không gì sánh bằng.

Nên tán thán thiện tai thiện tai. Đây cũng là điều đáng cho chúng ta để học tập. Chúng ta phải hướng về Ngài A Nan để mà học tập.

Nhữ vị ai mẫn lợi lạc chư chúng sanh cố, năng vấn như thị, vi diệu chi nghĩa, câu nói này của Thế Tôn. Thật tại mà nói, cũng vì chúng ta thố lộ ra một tí tin tức.

Ngài A Nan cũng chẳng phải người thường, trong Pháp Hội Ngài thị hiện làm đệ tử của Phật, chứng quả vị chẳng cao, chỉ chứng phẩm vị của Sơ quả Tu Đà Hoàn chúng ta trong Kinh Lăng Nghiêm thấy Ngài chỉ chứng đắc quả vị Tu Đà Hoàn, là tiểu thừa Sơ quả trên thật tế thì sao?

Tôn Giả A Nan cũng là Đẳng giác Bồ Tát tái lai chẳng phải là người bình thường, cùng với Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền chẳng khác.

Lần này lên đài biểu diễn, vai tuồng của Ngài được phân phối làm thị giả của Thích Ca Mâu Ni Phật là ở trước sân khấu là biểu diễn trong vai này, còn phía sau sân khấu Ngài là Đại Bồ Tát đến để hát vở tuồng này, thật là nhất Phật xuất thế, ngàn Phật ủng hộ.

Những vị đệ tử này của Phật đều không phải là người bình thường, việc này Phật đã vì chúng ta thố lộ tin tức, ông đến hỏi câu này là vì: Ai mẫn lợi lạc chư chúng sanh, chư chúng sanh này đặc biệt chỉ cho lục đạo chúng sanh, lục đạo chúng sanh đã quá khổ, sanh tử luân hồi, khổ nạn vô biên.

Ông phát khởi đại từ bi thương xót họ, ông vì họ đến để thỉnh pháp vấn như thị, vi diệu chi nghĩa, câu như thị, vi diệu chi nghĩa này là chỉ cho bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, Phật muốn vì chúng ta tuyên giảng, công đức mà ông hỏi thật quá lớn.

Công đức ông vừa mới hỏi này đã quá lớn. Câu hỏi của ông đã hỏi ra được bộ Kinh Vô Lượng Thọ, hỏi ra được pháp môn chúng sanh bình đẳng thành Phật, công đức này thật là quá lớn.

Nhữ kim tư vấn, hôm nay ông hỏi câu này nói ra được vấn đề này. Thắng ư cúng dường, nhất thiên hạ A La Hán, Bích Chi Phật, thắng là vượt qua, thắng qua, thắng hơn.

Cúng dường, nhất thiên hạ, chữ nhất thiên hạ này giảng như thế nào?

Phật nói với chúng ta, Thế Giới mà chúng ta đang ở là lấy núi Tu Di làm trung tâm, đỉnh của núi Tu Di là Trời Đao Lợi chỗ ở của Đao Lợi Thiên Chủ, giữa núi Tu Di bốn hướng là chỗ ở của Tứ Đại Thiên Vương, nơi chúng ta ở gọi là Tiểu Châu là một tiểu tinh cầu xoay vòng theo trung tâm, nhất thiên hạ tức là một phần tư của toàn thể đại vũ trụ gọi là nhất thiên hạ, số lượng này thật là quá nhiều.

Quá nhiều! Trước đây chúng ta cứ ngỡ rằng Phật nói về đơn vị thế giới này chúng ta ngỡ là Thái Dương Hệ.

Ngài Huỳnh Niệm Tổ lão cư sĩ, nơi Kinh Vô Lượng Thọ chú giải phía sau phía sau có một bài văn tôi có đem nó phụ lục phía sau đây là cách nhìn của ông ông để ra ý kiến này, Phật trong Kinh nói đến đơn vị thế giới không phải là thái dương hệ, vì sao vậy?

Phật nói rất rõ: Mặt trời, mặt trăng đều quay vòng theo núi Tu Di, như vậy thì mặt trời, mặt trăng đương nhiên không thể xem là trung tâm được, nếu y theo cách nói này thì có thể nói được viên mãn hơn. Tức là cái mà chúng ta ngày nay gọi là hệ ngân hà, đích thực là mặt trời của chúng ta xoay vòng quanh hệ ngân hà, trung tâm của hệ ngân hà.

Người Trung Quốc chúng ta gọi là hoàng cực quả địa cầu có nam cực, bắc cực trung tâm của hệ ngân hà người Trung Quốc chúng ta gọi là hoàng cực lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cho rằng đó mới là núi Tu Di, theo cách nói như vậy thì phạm vi sẽ rất lớn. Việc nhất thiên hạ này tức là một hệ ngân hà. Nhất thiên hạ này tức là một phần tư của hệ ngân hà.

Quý vị thử nghĩ xem. Phạm vi này lớn biết chừng nào. Hệ ngân hà trong Kinh nói chỉ là con số đại khái, không phải là con số chính xác được, một trăm ức cái thái dương hệ, một phần tư của một trăm ức thái dương hệ là hai mươi năm ức cái thái dương hệ con số lớn như vậy.

A La Hán, Bích Chi Phật đều là những người chứng quả tiểu thừa, các Bậc Thánh của Tứ quả trở lên cúng dường họ cái phước báo đó thật quá lớn.

Quá lớn! Cúng dường chẳng phải một lần, cúng dường chẳng phải một ngày, chẳng phải cúng dường một năm, bố thí lũy kiếp, mỗi ngày cúng dường tích lũy một kiếp, hai kiếp, lũy kiếp… phước báo của người này đã tu, chúng ta thật vô phương tưởng tượng, chỉ có thể dùng bốn chữ bất khả tư nghì. Để hình dung mà thôi đây là việc cúng dường các Bậc Thánh.

Phần dưới vẫn còn có Chư Thiên Nhân dân, đây thì lại càng nhiều, càng nhiều hơn quyên phi nhuyễn động chi loại. Như thế, từ trong một câu này đã bao hàm hết chỗ gọi là lục đạo chúng sanh.

Trong chín pháp giới này, ngoài Bồ Tát ra không kể tám pháp giới, anh xem. Viên Giác, Thanh Văn phía dưới là lục đạo, đối tượng của sự bố thí lũy kiếp là tám pháp giới. Công đức bá thiên vạn bội, câu hỏi của ông vừa hỏi, so với một người thật sự tu những công đức như trên thì công đức của ông so với họ trội hơn trăm lần, ngàn lần, vạn lần.

Đoạn này, quý vị phải nghe cho thật, kỹ suy đoán cho thật kỹ thì anh mới có được cảnh giới đó một cách phưởng phất tương tợ, bởi vì cảnh giới quá lớn. Quá lớn.

Chúng ta có thể tin được không?

Phật biết là sợ chúng ta không thể tin nên lại đem đạo lý này vì chúng ta nói ra.

Hà dĩ cố là vì sao vậy?

Vì sao công đức của câu hỏi này lại lớn như thế đó?

Đương lai Chư Thiên nhân dân, nhất thiết hàm linh. Giai nhân nhữ vấn, nhi đắc độ thoát cố, như vậy Phật đã đem đạo lý này nói ra, đây là sự thật, công đức này quả thật vượt hơn người mà đoạn trên đã nói.

Công đức bố thí cúng dường đương nhiên không thể bì được. Bởi vì câu hỏi của A Nan mà Phật nói ra pháp môn này. Đương lai Chư Thiên nhân dân, tức là chỉ cho lục đạo luân hồi.

Trong lục đạo nhất thiết hàm linh là tất cả hữu tình chúng sanh, nếu họ nghe đến pháp môn này, chẳng có một người nào mà chẳng được độ, y theo pháp môn này tu học vĩnh viễn thoát luân hồi, vãng sanh bất thối thành Phật, ngay trong một đời được thành tựu.

Công đức như thế, đương nhiên không phải sự bố thí lũy kiếp của người được nói đến ở phần trên có thể sánh bằng được. Lời trong đoạn này cùng với Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện quảng tu cúng dường Phổ Hiền Bồ Tát chỗ nói nhất thiết cúng dường trung, pháp cúng dường tối, vô lượng vô biên tài cúng dường đều không sánh bằng công đức của pháp cúng dường, là một đạo lý.

Cho nên chúng ta muốn tích lũy công đức, tu phước đức chân thật phải biết bố thí, biết cúng dường, đặc biệt phải biết bố thí pháp, pháp cúng dường công đức này vô lượng vô biên.

Phần dưới vẫn còn là sự tán thán của Thế Tôn với Ngài A Nan, khi gọi A Nan, phàm là trong Kinh Phật khi gọi tên của người này. Phần khai thị kế tiếp. Nhất định là rất quan trọng. Gọi ngay đến tên là đánh thức Ngài, bảo Ngài đặc biệt chú ý. Chúng ta ở trong Kinh thấy được danh từ này, chúng ta phải đặc biệt đề cao cảnh giác.

A Nan, Như Lai dĩ vô tận đại bi, căng ai tam giới, sở dĩ xuất hưng ư thế. Quang xiển Đạo Giáo, dục chẩn quần manh. Huệ dĩ chân thật chi lợi. Nan trực nan kiến, như Ưu Đàm hoa, hy hữu xuất hiện. Nhữ kim sở vấn, đa sở nhiêu ích. Chúng ta xem đoạn này, đoạn này là do chính Phật tự nói ra. Ý nghĩa của bản hoài, xướng Phật xuất thế.

Phật vì sao lại phải đến thế giới này?

Xuất hiện ở thế gian này để làm gì?

Giả như chúng ta thường xuyên tự hỏi mình thì chúng ta sẽ khai ngộ, có mấy ai thường tự hỏi, ta vì sao đến thế gian này?

Ta đến thế gian này để làm gì?

Quý vị đồng tu có khi nào tự hỏi không?

Nếu thường xuyên đặt vấn đề này, cho dù thế giới phồn hoa này cũng không dễ làm mê hoặc.

Đời Nhà Đường Trí giả Đại Sư nói: Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, di thiết Di Đà bổn nguyện hải hai câu nói này của Ngài tức là từ đoạn Kinh Văn này nói ra, Phật vì sao lại xuất hiện tại thế gian?

Tức là muốn vì chúng ta nói rõ pháp môn vãng sanh bất hối thành Phật, là vì điều này, đã vì cái này, sao Phật lại không sớm nói ra?

Nói nhiều Kinh Điển như thế?

Đây là đạo lý gì vậy?

Là vì cơ duyên chưa thành thục, chỗ gọi là là cơ duyên chưa thành thục, vì khi Phật nói ra, mọi người chẳng tin, mọi người chẳng nghe, thì không còn cách gì nữa. Cho nên Phật nhất định phải đợi chờ cơ duyên, đợi đến khi duyên đã thành thục rồi anh có thể tin, có thể tiếp thọ, chịu phát nguyện tu hành, lúc này Phật mới nói ra.

Cho nên chỗ này Phật rất cảm khái mà nói rằng: Như Lai là lấy lòng đại bi vô tận từ bi, đại từ bi là từ bi bình đẳng, từ bi không bình đẳng thì không gọi là đại từ bi chẳng có phân biệt, chẳng có giới tuyến, từ bi như thế mới gọi là từ bi bình đẳng Phật là đại từ đại bi vô tận.

Căng ai tam giới, tam giới tức là lục đạo, tam giới là nói Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc GiớiTrong Dục Giới có Dục Giới Thiên, A Tu La, người, ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh. Đều nằm trong Dục Giới. Sắc Giới là Thiên Nhân, Vô Sắc Giới cũng là Thiên Nhân, cho nên nói tam giới tức là nói lục đạo.

Thương xót lục đạo chúng sanh. Còn Trời thì không cứu cánh, cho dù sanh lên Vô Sắc Giới Phi tưởng phi phi tưởng thiên, thọ mạng tám vạn đại kiếp, khi thời gian đã đến, định lực đã mất vẫn phải đọa lạc trở xuống. Bởi vì thọ phía trên chẳng còn nữa, đương nhiên phải đọa lạc trở xuống, cho nên đây chẳng cứu cánh, nói một cách khác vẫn phải chịu cái khổ của luân hồi.

Đây là điều mà Phật đã giảng vô cùng tường tận trong các đại thừa Kinh Điển. Phật vì thương xót phàm phu trong lục đạo, cho nên xuất hiện ở thế gian.

Trong phàm phu có người thông minh chẳng phải chẳng có những ai là người thông minh?

Biết thế gian là khổ, rất muốn ra khỏi luân hồi, nhưng lại không có phương pháp. Thời xưa, ở Ấn Độ cổ xưa lịch sử của chúng ta gọi là quốc gia của Tôn giáo Tôn giáo ở Ấn Độ thời xưa là phát đạt nhất.

Lúc Thế Tôn còn tại thế, những Tôn giáo trứ danh có đến chín mươi sáu thứ, những người này đều là người thông minh, đều muốn liễu thoát sinh tử luân hồi, đại đa số các Tôn giáo nghĩ rằng Trời là cứu cánh, sanh lên Thiên Đường có lẽ không còn chuyện gì nữa, sẽ không còn sanh tử, sẽ không còn khổ não, cõi Trời như là cứu cánh, thế nhưng Trời có rất nhiều tầng thứ không giống nhau.

Phật nói với chúng ta Trời có hai mươi tám tầng, có vài Tôn giáo, mục tiêu là ở Trời Đao Lợi, một số là ở Sắc Giới Thiên, một số Tôn giáo khác là ở Đại Phạm Thiên, cho thấy trí tuệ và công phu của họ đích thực là cao thấp bất đồng.

Cho dù đến được Trời Phi phi tưởng đó là tầng cao nhất rồi, vẫn không cứu cánh, Phật vì những chúng sanh này mà xuất hiện ở thế gian. Anh có chí xuất tam giới, Phật đến giúp đỡ anh xuất tam giới, đây là lý do duy nhất mà Phật xuất hiện tại thế gian.

Quang là trí tuệ, xiển là xiển dương. Phật dùng trí tuệ chân thật vì chúng ta nói rõ chân tướng của sự thật này, chân tướng của lục đạo luân hồi, chân tướng của thập pháp giới. Chữ đạo này là chân tướng. Giáo là giáo học, giáo hóa. Đem những đạo lý này, những chân tướng của sự thật này chỉ dạy cho chúng ta.

Dục chẩn quần manh là chẩn tế những chúng sanh này, manh là chúng sanh mê hoặc điên đảo, muốn thoát ly mà không có phương pháp, những người này là đối tượng chỉ dạy của Phật. Bởi vì họ đã giác ngộ được thế gian là khổ, đã giác biết được cái khổ của luân hồi, tâm tâm đều muốn rời khỏi nhóm người này Phật xuất hiện là muốn độ họ.

Huệ dĩ chân thật chi lợi, lợi ích chân thật nhất, nhất định là chẳng có quanh co, quyết định chẳng có vòng vo khúc chiết. Điều mà hôm nay Phật nói với chúng ta là con đường thành Phật trực tiếp, vững vàng, nhanh chóng, rốt ráo, viên mãn.

Như thế cái lợi chân thật này chính là chỉ cho Tịnh Độ Tam Kinh. Quý vị phải hiểu được cái lợi chân thật của Tịnh Độ Tam Kinh. Nếu lại đem qui nạp cái lợi chân thật lại tức là sáu chữ hồng danh cửu giới phàm thánh bình đẳng cộng tu, bình đẳng thành tựu. Tính chất của Tam Kinh. Người niệm Phật chúng ta không thể không biết.

Kinh Vô Lượng Thọ là khái luận của Tịnh Tông, đem chân tướng của vũ trụ nhân sinh vì chúng ta nói ra, đem y chánh trang nghiêm của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới vì chúng ta nói rõ đó là Kinh Vô Lượng Thọ.

Còn Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật nói cho chúng ta về nguyên ý, lý luận phương pháp tu hành của Tịnh Tông, mười sáu phép quán này: Quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật, trì danh niệm Phật đều nằm trong mười sáu phép quán. Cho nên đem phương pháp dạy cho chúng ta, đặc biệt trước khi áp dụng phương pháp này phải đặt để nền tảng tu học. Nền tảng là Tam Phước, Lục Hòa. Đây là nền tảng.

Từ nền tảng tu pháp môn niệm Phật, anh dùng quán tưởng, quán tượng, dùng trì danh đều có thể được mà trì danh là tiện lợi nhất.

Kinh A Di Đà, đây là phần sau cùng của tam Kinh nói đến, nội dung của Kinh A Di Đà là Thế Tôn từ bi khuyên dạy chúng ta nên cầu sanh Cực Lạc Thế Giới, trong Kinh này đã bốn lần khuyến cáo. Chúng ta thường nói một rồi ba, ba rồi bốn, bốn lần khuyến cáo, khuyên chúng ta phải tin, phải phát nguyện, phải niệm Phật.

Ba bộ Kinh này là cùng một hệ thống, phân lượng của tam Kinh không dài, là điển tích viên mãn của Tịnh Tông là chỗ nương tựa chân chánh của người niệm Phật chúng ta, là lợi ích chân thật. Nan trực nan kiến, trực là gặp được, quả thật là không dễ gặp được. Không dễ thấy được.

Kinh Điển này từ xưa đến nay số lượng lưu thông chẳng lớn, nguyên nhân này, cư sĩ Mai Quang Hy có nói rất tỉ mỉ trong Phần Tựa của bộ Kinh này, quý vị xem sẽ hiểu ngay.

Những năm gần đây, chúng ta nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tuy việc lưu thông so với trước kia thì thù thắng hơn nhiều nhưng trong toàn cả Phật Môn, số đông đại chúng tu hành khi nghe đến bộ Kinh này hoan hỷ tín thọ, y giáo phụng hành vẫn chỉ là tiểu số mà thôi, nguyên nhân gì vậy?

Nhất định phải là cơ hội thành Phật đã đến, họ gặp được mới sanh tâm hoan hỷ, nếu không phải do cơ duyên thành Phật đã thành thục cho dù họ có gặp, cái tâm hoan hỷ đó rất khó sanh khởi.

Đông đảo đại chúng có được mấy ai muốn trong một kiếp này thành Phật?

Quý vị hãy nhìn thử xem.

Những người nào hình như muốn thành Phật?

Đương nhiên là thiểu số. Đạo lý là ở chỗ này, quay đầu lại chúng ta thử nghĩ lại mình thật may mắn. Chúng ta chính là một thiểu số trong số mấy người đó, thật là điều hiếm hoi. Thật sự không dễ dàng. Nan trực nan kiến.

Như Ưu Đàm hoa, hoa ưu đàm hiện trong chốc lát, hoa ưu đàm thời gian nở rất ngắn, tỉ dụ cho pháp môn này không dễ gặp, vô cùng hy hữu.

Thế Tôn trong Kinh này nói với chúng ta tương lai Phật Pháp bị diệt tận, bộ Kinh này, pháp môn niệm Phật này vẫn còn lưu truyền một trăm năm sau cùng mới bị tiêu mất, cho thấy công đức của Kinh này quả thật là vô lượng vô biên.

Hy hữu xuất hiện. Nhữ kim sở vấn, đa sở nhiêu ích, A Nan hỏi câu này lợi ích thật vô biên. Phật nói những lời này không một chút quá đáng.

Chúng ta hiểu được đạo lý này, hiểu rõ được sự thật này, chúng ta phải luôn luôn nghĩ đến, luôn luôn ghi nhớ để có thể đem pháp môn này giới thiệu cho người khác, tiến cữ cho người khác thì cái lợi ích đó cùng với sự lợi ích của lời khải thỉnh của A Nan không hai không khác.

Điều này đều là điều chân thật, huống chi chúng ta lại tái bản in ra để lưu thông, in được càng nhiều thì càng tốt. Hiện nay, ngoài Kinh bản được lưu hành còn có băng cassette, băng video phát hành, công đức đó như lời Phật đã nói ở đây là không hai không khác.

Cho nên khi chúng ta nhìn thấy, đừng vì nhìn thấy ngưỡng mộ thốt lên: Ôi chao! Thời vận của A Nan thật hên. 

Anh xem! Chỉ một câu hỏi mà được công đức lớn như vậy. Chúng ta không được thời vận này không có cơ hội này.

Kỳ thật chúng ta có ngay ở trước mắt, chỉ cần anh có lòng, tự mình có ý để chịu làm thì công đức của anh cùng với A Nan như nhau, Ngài có cơ hội chúng ta cũng có cơ hội, chúng ta không thua A Nan. Phải hiểu như vậy. Phía dưới đoạn Kinh Văn này là Thế Tôn trực diện trả lời A Nan, giảng kỹ cho Ngài nghe.

Tuy nhiên, nghe Kinh phải hội đủ điều kiện, điều kiện không đủ có nghe rồi cũng luống công, chúng ta hãy xem yêu cầu của Phật đối với người nghe Kinh là những gì?

A Nan đương tri.

Như Lai chánh giác, kỳ trí nan lượng, vô hữu chướng ngại, đoạn Văn này thoạt xem hình như Phật tự khen mình, vì sao thế?

Công đức của Phật không ai có thể biết, không ai có thể khen ngợi nên Phật đành phải tự nói ra, hy vọng chúng ta có thể hiểu Ngài nhiều hơn, nhận thức Ngài nhiều hơn một tí, lòng tin của chúng ta đối với Phật có thể tăng trưởng, những lời Ngài giảng chúng ta phải tha thiết ghi nhớ để học tập, dụng ý của Ngài là ở chỗ này.

Câu thứ nhất là nói về trí tuệ của Phật, trí tuệ của Phật là trí tuệ sẵn có trong chân tâm bổn tánh của tất cả chúng sanh chúng ta. Chúng ta là mê nên trí tuệ không thể hiện tiền, Phật là đại giác chẳng mê nên đức năng của bổn tánh hoàn toàn hiển lộ ra chẳng có một tơ hào chướng ngại vô hữu chướng ngại, Phật trí tức là trí tuệ vốn đầy đủ của chúng sanh, điều này phải biết.

Dưới đây xin cử một ví dụ, từ trong tỉ dụ này để thể hội trí tuệ đức năng của Ngài đích thật là bất khả tư nghì. Năng ư niệm khoảnh, niệm khoảnh này là nói đến thời gian vô cùng ngắn tạm trong một niệm, một sát na. Trụ vô lượng ức kiếp, đây là cảnh giới bất khả tư nghì. Trong thời gian rất ngắn có thể biến nó thành thời gian rất dài rất dài.

Trong Hoa Nghiêm chỗ nói niệm kiếp viên thông Phật có thể dùng hai niệm khoảnh biến thành vô lượng kiếp, lại có thể đem vô lượng kiếp biến thành một niệm khoảnh, một sát na. Trên một thời gian đã đạt đại tự tại, tự tại về không gian thì chẳng cần phải nói nữa. Về mặt thời gian được tự tại việc này thật không dễ hiểu.

Làm sao có thể đem thời gian rút ngắn được?

Kỳ thật sự thật này cũng không khó thể hội, tỉ dụ như một người nằm mộng. Trong bút ký tiểu thuyết về Giấc Mộng Hoàng Lương có lẽ nhiều người đã đọc qua, anh xem. Thời gian mà người đó nằm mộng rất ngắn. Chẳng phải dài.

Trong mộng thấy trãi qua mấy mươi năm khi tỉnh dậy hoàng lương còn chưa nấu chín, hoàng lương là một loại gạo tiểu mễ, lấy tiểu mễ nấu cơm, ông ta ngủ gục, ngủ gục nằm mơ, trong giấc mơ thấy trải qua mấy mươi năm đến khi tỉnh lại, nồi cơm ông nấu bằng tiểu mễ vẫn chưa nấu chín, đây há chẳng phải là mấy mươi năm thu ngắn trong vài chục phút đó sao?

Do đó, chúng ta có thể thể hội sự việc này, là có thể, chẳng phải không thể. Cho nên, con người có thể về với quá khứ cũng có thể sớm đi vào tương lai.

Hiện nay, trong tiểu thuyết của khoa học giả tưởng nói về đường hầm của thời gian và ánh sáng, đây là viễn tưởng của một số người tất cả pháp từ tâm tưởng sanh người này suy tưởng về tương lai thì có thể biến thành sự thật vì nhất thiết pháp từ tâm tưởng sanh cho nên bản năng này tự tánh đức năng của chúng sanh siêu việt thời gian, không gian.

Thân cập chư căn, vô hữu tăng giảm, vô hữu tăng giảm tức là bất sanh bất diệt, có sanh diệt tức có tăng giảm, không sanh không diệt, siêu việt thời gian không gian thì vô hữu lai khứ, bất lai bất khứ đây đều là bản năng của tánh đức. Phật đã chứng đắc cho nên sự thị hiện của Ngài đều là rất tự tại chẳng có chướng ngại, đây là từ trên sự mà nói.

Sở dĩ giả hà?

Vì sao Phật có đức năng như thế?

Thứ năng lực này trong Kinh Hoa Nghiêm nói rất tỉ mỉ, rất thấu triệt đó là tứ vô ngại pháp giới.

Thanh Lương Đại Sư nói với chúng ta: Sự vô ngại, lý vô ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại đây là nhất chân pháp giới.

Chúng ta học Phật, chúng ta muốn thành tựu, thành tựu cái gì đây?

Thành tựu tức là hy vọng chúng ta có thể chứng đắc pháp giới vô ngại, chúng ta có thể khế nhập vào pháp giới vô ngại, giống Chư Phật Như Lai và Đại Bồ Tát chẳng khác, trí tuệ thần thông đều rất tự tại, có thể đạt được không?

Được.

Vì sao có thể được?

Bởi vì là bản năng của chúng ta, nó vốn sẵn có đương nhiên có thể chứng đắc. Cũng như Bồ Tát Mã Minh trong Đại Thừa Khởi Tín Luận chỗ nói bổn giác bổn hữu, bất giác bổn vô vốn có đương nhiên có thể chứng đắc, vốn không đương nhiên có thể phá trừ đi.

Phiền não tập khí vọng tưởng của chúng ta vốn không có, vốn đã không có sao lại không đoạn được chứ?

Vốn không có thì nhất định có thể đoạn dứt, vốn sẵn có thì nhất định có thể khôi phục, có thể chứng đắc. Chúng ta từ nơi đây xây dựng lòng tin.

Phật ở chỗ này biểu diễn cho chúng ta xem, thị hiện cho chúng ta thấy, sở dĩ giả hà?

Phần dưới giải thích: Như Lai định huệ, cứu sướng vô cực, là cái đạo lý như vậy, cái định trên quả địa của Phật đã viên mãn, tuệ đã viên mãn. Chúng ta thường nói phước tuệ nhị nghiêm hai thứ trang nghiêm này. Định là phước, trong Phật Môn thường nói thanh phước.

Danh Văn lợi dưỡng của người thế gian trong nhà Phật gọi là hồng phước. Là phước báo trong hồng trần. Phước báo đó không thanh tịnh, có khổ não. Anh xem.

Người thế gian thường nói: Ôi chao anh thật là có phước khí. Có phước theo sau là có khí, lời nói như vậy không phải là tốt, anh có phước khí, anh hãy lắng nghe, bỏ đi chữ phước theo đó là chữ khí, có phước là giả còn khí là thật. Cho nên trong Phật Pháp nói đến thanh phước, thanh phước thì chẳng có chữ phước chỉ có phước, chẳng có khí thanh phước.

Cho nên nói định là có phước báo, tâm địa có chủ tể, tâm địa rất thanh tịnh mới là phước báo chân chánh, vì chẳng có phiền não không có phó tác dụng, hồng phước của thế gian phiền toái nhiều, phước nhiều thì khí nhiều, rắc rối nhiều, tuệ là trí tuệ cứu sướng vô cực là đạt đến cứu cánh viên mãn.

Ư nht thiết pháp, nhi đắc tối thắng tự tại cố, trong tất cả pháp họ đạt tự tại tối thù thắng. Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật vì chúng ta đem cái tự tại này là tối thù thắng là vô lượng vô biên, Hoa Nghiêm đem nó quy nạp làm mười đại loại. Mười tự tại mười thứ tự tại.

Chúng ta xem Tâm Kinh Tâm Kinh mỗi vị đồng tu đều biết tụng, thường tụng trong khóa tụng sáng tối đều có bài Tâm Kinh câu thứ nhất của Tâm Kinh là: Quán tự tại Bồ Tát cái tự tại đó chính là mười cái tự tại viên mãn trong Kinh Hoa Nghiêm.

Tự tại làm thế nào đạt được?

Quán thì sẽ tự tại, chúng ta vì không biết quán, chúng ta thường thường có vọng tưởng, cái tưởng này tức không tự tại rồi. Quý vị nên biết tưởng là không tự tại, quán thì là tự tại.

Vậy thì chúng ta sẽ hỏi cái gì là quán?

Cái gì gọi là tưởng?

Tưởng là rơi vào trong tâm ý thức, đó thì là không tự tại rồi. Tâm là A lại da thức, ý là Mạt na thức tức là ý thức thứ sáu tâm ý thức này thức thứ sáu là phân biệt, thức thứ bảy là Mạc na, là chấp trước, thứ tám A lại da là ấn tượng, như vậy là không tốt.

Lìa tâm ý thức. Chúng ta mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, lục căn tiếp xúc sáu trần, cảnh giới bên ngoài không có tâm phân biệt, chẳng dùng ý thức thứ sáu chẳng có chấp trước. Chẳng dùng Mạc na chẳng dùng ý thức, chẳng lạc ấn tượng.

Chẳng dùng thức thứ tám lìa tâm ý thức đây là một nguyên tắc tối quan trọng của Đại Thừa Bồ Tát dụng công. Trong Thiền Tông. Tham Thiền, trong Thiền Đường. Đại Hòa Thượng thường thường đề khởi lìa tâm ý thức, phải rời tâm ý thức, Tham Thiền phải lìa tâm ý thức.

Chúng ta Tụng Kinh, học giáo, niệm Phật có cần lìa tâm ý thức chăng?

Vẫn phải lìa tâm ý thức. Người nghiên cứu về giáo lìa tâm ý thức có thể đại khai viên giải. Người niệm Phật lìa tâm ý thức sẽ chứng được lý nhất tâm bất loạn, cho thấy cái quán này rất là quan trọng, quán tức là không dùng tâm ý thức, cái này gọi là quán, là trực tiếp.

Ngài Giao Quang Đại Sư trong Kinh Lăng Nghiêm chánh phái có nói là: Xả thức dụng căn tức là dùng tánh trong căn. Chúng ta mắt thấy sắc dùng tánh thấy để thấy, tai nghe tiếng dùng tánh nghe để nghe, đây gọi là quán.

Cho nên Quán Thế Âm Bồ Tát Ngài thật cao minh, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần của Ngài không giống như chúng ta, chúng ta dùng tâm ý thức Ngài lìa khỏi tâm ý thức hoàn toàn dùng chân như bản tánh để quán thế gian này, cho nên Ngài đạt tự tại thâm sâu nhất.

Phật và Bồ Tát đều nhập vào cảnh giới như thế vậy. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ điều này, cho dù học không thành đi nữa cũng không thể không biết, chúng ta phải rõ rõ ràng ràng minh minh bạch bạch.

Hiện tại, phiền não, tập khí quá nặng không cách chi học được, không sao. Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ đến nơi Tây Phương Cực Lạc Thế Giới gặp Đức A Di Đà Phật rồi chúng ta lại tu pháp môn này, đến lúc bấy giờ sẽ không còn lo sợ nữa.

Phật lực gia trì, vọng tưởng phiền não của chúng ta đều tiêu diệt hết công phu sẽ không khó được hiện tiền, phần dưới dặn dò.

A Nan đế thính, A Nan đã hỏi, tốt lắm. Bây giờ ta nói với ông, ông phải tha thiết lắng nghe, phải nghe thật kỹ. Chữ đế này tức là phải dụng tâm, phải kỹ lưỡng.

Vậy thì ngày nay chúng ta có dụng tâm không?

Có lắng nghe kỹ càng không?

Nếu như chúng ta vừa nghe Kinh một mặt lại sanh vọng tưởng, như vậy chẳng phải là đế thính. Đế thính, gọi là nghe một cách lão thật, khi nghe Kinh chẳng có một vọng niệm nào, đó gọi là đế thính, nổi dậy vọng niệm đây chẳng phải là đế thính nữa rồi, đây là Phật đặc biệt dặn dò A Nan. Bởi vì tâm địa thanh tịnh không có vọng tưởng nghe Kinh có thể khai ngộ.

Cho nên cổ nhân nghe Kinh có thể khai ngộ còn chúng ta hiện nay vì sao nghe Kinh lại không thể khai ngộ?

Vì vừa nghe Kinh lại vừa vọng tưởng, khó đấy thật không dễ. Trong đây có hàm ý rất sâu. Thiện tư niệm chi, thiện tư là tư tuệ, niệm chi là tu hành, chữ đế thính đó là văn tuệ. Văn tư tu Tam tuệ Tam tuệ Cụ túc, Ngài vừa mới nghe xong liền có thể lãnh ngộ. Ngài có thể ngộ nhập.

Ngã đương vị nhữ, phân biệt giải thuyết, Phật thật sự là từ bi ta đương nhiên phải nói cho ông, phải vì ông thuyết minh cặn kẻ cái sự thật này. Phần biệt tựa này xin giảng đến đây. Tuy nhiên, lúc nãy tôi có đề cập đến tám thứ tự tại trong Kinh Hoa Nghiêm.

A Di Đà Phật!

***