Thuaàn tònh thuaàn thieän
Phöôùc hueä song tu

hoathuongtinhkhong.vn

QUÝ VỊ THẤY MỘT CHÚT, CẢM THẤY KHÔNG VỪA Ý, NÊN KHÔNG HỌC, AI CHỊU THIỆT? BẢN THÂN MÌNH CHỊU THIỆT LỚN

QUÝ VỊ THẤY MỘT CHÚT,

CẢM THẤY KHÔNG VỪA Ý,

NÊN KHÔNG HỌC, AI CHỊU THIỆT?

BẢN THÂN MÌNH CHỊU THIỆT LỚN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tôi học từ Phật A Di Đà, có trí tuệ. Bởi vậy họ có thể từ phương diện này, đưa người khác đi vào chánh đạo. Đây là điều sau cùng trong tứ nhiếp pháp, quá cao siêu.

Nếu quý vị không có bản lãnh này để học, như vậy quý vị, không phải là quý vị dẫn họ, mà bị người ta dẫn chạy. Thật sự có bản lĩnh thì được, là điều sau cùng trong tứ nhiếp pháp. Đó là Chư Phật Bồ Tát độ những chúng sanh làm ác, dùng phương pháp phi thường này.

Nên nói là chúng ta nhìn thấy họ làm ác, có thể họ đang ở trong đó chính là muốn hóa độ chúng sanh, họ đã áp dụng thủ đoạn phi thường này. Bởi thế chúng ta không được cho rằng họ là ác, vì chúng ta nghĩ điều ác của họ sẽ làm khởi dậy ý niệm ác của chúng ta, đây là sai lầm tuyệt đối.

Vĩnh viễn không nên nhớ chuyện ác của bất kỳ ai, duy trì sự thuần tịnh thuần thiện của bản thân. Không thấy lời ác, không nghe lời ác, tuyệt đối không để trong lòng. Tâm chúng ta mới an vui, mới tự tại. Thuần tịnh thuần thiện, không có ác niệm, không có ấn tượng ác ở trong đó. Nếu lấy túi xấu xí đựng của báu, không được thấy túi xấu mà không lấy của báu này.

Túi là cái bao, cái lồng, trong đó là gì?

Đựng của báu, nhưng cái túi này rất cũ kỹ, xấu xa, nhưng trong đó đựng vật báu vô giá.

Túi xấu xa này là gì?

Người thầy này hình như có chút phá giới, hoặc là hành vi không tốt lắm. Quý vị thấy vậy, nên không học theo họ là sai, người ta đầy bụng học vấn, chánh tri chánh kiến.

Quý vị thấy một chút, cảm thấy không vừa ý, nên không học, ai chịu thiệt?

Bản thân mình chịu thiệt lớn. Đến Đức Thế Tôn, đến Khổng Tử đều có người phê bình. Chúng ta thân cận những thiện tri thức này, không thể sánh với Thế Tôn, không thể sánh với Khổng Tử. Không Tử và Phật đều có người phê bình họ, đều có người phản đối họ, đều có người mắng họ. Những vị thầy này của chúng ta bị người phê bình, bị người hủy nhục, chúng ta chịu rồi thì thôi.

Giải thích được thì giải thích, không giải thích được thì gật đầu: Quý vị nói đều đúng, như tôi vẫn muốn thân cận, tôi vẫn theo họ học.

Tôi tuyệt đối không thể vì quý vị phê bình, mà tôi không học tập, vậy tôi đến đâu để học?

Những người phê bình này, không thể sánh bằng thầy. Nên bản thân phải có trí tuệ, phải có lựa chọn. Không thể vì người khác nói lỗi lầm của thầy, chúng ta không học với họ, thiệt thòi này quá lớn, đây mới gọi là sai lầm lớn.

Lại như đi trên đường nguy hiểm trong đêm, hiểm đạo là con đường nhỏ nguy hiểm. Người xấu cầm đèn, người này không phải người tốt, hoặc là người vô tri. Người không hiểu lễ tiết, người chưa tiếp thu giáo dục. Họ cầm bó đuốc đi trước, họ soi đường cho quý vị.

Vì người này không có tri thức, quý vị không muốn ngọn đèn này soi, quý vị đi đường sẽ lọt xuống hố, quý vị không thể trách người ta.

Những trường hợp này đều nói với chúng ta, nên nhớ: Con người không phải Thánh Hiền, làm sao có thể không có sai lầm, Khổng Tử đã nói như vậy.

Ai không có sai lầm?

Quý vị ở cõi đời này tìm một người không phạm sai lầm, chắc chắn không tìm thấy. Người có sai lầm họ cũng có lương tâm. Tìm một người hoàn toàn ác, một người suốt đời không có ý niệm tốt nào, không làm một việc tốt nào, cũng không tìm thấy. Do đó chúng ta quan sát thiện tri thức, cần hay không cần đối với thiện tri thức trong lòng đều đã biết.

Bản thân tự cảm nhận là đúng, người khác phê bình, hoặc là có ý, hoặc là vô ý, chúng ta nghe mà không nghe, thấy mà không thấy là được, tuyệt đối không bị nó làm ảnh hưởng, như vậy là đúng. Bồ Tát cũng đều như vậy, đối với thầy được trí tuệ quang minh, không tính cái xấu trong đó.

Phật Bồ tát có ở trong ác đạo chăng?

Có, nếu họ đến đường ngạ quỷ họ hiện thân ngạ quỷ, họ sống cùng với quỷ.

Đây chính là gì?

Là đồng sự nhiếp, điều sau cùng trong tứ nhiếp pháp. Người này đọa địa ngục, nếu muốn độ họ, nhất định phải hiện thân địa ngục. Không hiện thân đồng loại sẽ không độ được họ.

Họ là súc sanh, muốn độ họ cũng phải hiện thân đồng loại. Họ biến thành một con heo, Bồ Tát cũng phải biến thành như họ vậy, heo ở với heo. Họ đọa làm thân kiến, Bồ Tát cũng biến thành kiến, cùng ở với chúng. Mới có thể câu thông, mới có thể giáo hóa họ. Phật Bồ Tát tầm thanh cứu khổ, hiện thân đồng loại đối với tất cả chúng sanh.

Như trong Kinh Lăng Nghiêm nói: Tùy chúng sanh tâm ưng sở tri lượng, không phải tùy theo ý mình, mà túy ý chúng sanh. Đây là tứ nhiếp pháp đến cứu cánh, đều thuộc về đồng sự nhiếp. Bồ Tát đến nhân gian chúng ta, Đức Thế Tôn đến, nhất định thị hiện thân tướng của chúng ta. Bồ Tát đến Trung Quốc, chúng ta biết Đại Sư Trí Giả là Đức Phật tái lai. Đại Sư Thiện Đạo là Phật A Di Đà tái lai.

Phật A Di Đà tái lai, ít nhất chúng ta biết được ba người: Đại Sư Thiện Đạo, Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ, Hòa Thượng Phong Can. Ba người này đã bộc lộ thân phận, những người chưa bộc lộ chúng ta không biết. Phó Đại Sĩ, Bồ Tát Di Lặc tái lai. Hòa Thượng Bố Đại, Bồ Tát Di Lặc tái lai. 

Phật Bồ Tát ứng hóa ở Trung Quốc rất nhiều, thân phận chưa lộ rất nhiều, người lộ thân phận ít. Con người ở đây thiện căn sâu dày, Tổ Tông tích đức.

Nói thật ngày nay, hai trăm năm gần đây, đã lãng quên giáo huấn của Tổ Tông. Ngày xưa như vậy là bất hiếu, bất hiếu cha mẹ. Bất kính Tổ Tiên chính là bất hiếu cha mẹ, không kính Thầy Tổ. Phật Pháp là Sư Đạo, Khổng Mạnh là Sư Đạo, không kính Thầy Tổ, bất hiếu cha mẹ. Như vậy phải chịu sự trừng phạt, thiên tai là trừng phạt.

Tuy trừng phạt vẫn yêu thương, cha mẹ trừng phạt con cái, làm gì có chuyện không yêu thương. Thầy trừng phạt học sinh cũng là yêu thương. Phải có tâm hiếu thuận đối với Tổ Tiên, phải có thành kính đối với Thầy Tổ, chúng ta mới thật sự học được điều hay.

Cho nên tốt nhất là thật sự học Phật, trong tâm không được có ác niệm, không được có lời ác, không được có hành vi ác. Phàm là những gì bất thiện đều buông bỏ hết, người khác nói cũng đừng quan tâm, vĩnh viễn duy trì thanh tịnh, bình đẳng, giác của mình, như vậy là đúng. Đối với tất cả người có tâm hành bất thiện, tha thứ cho họ, tuyệt đối đừng so đo tính toán.

Chúng ta bị người khác làm tổn thương, còn phải cám ơn họ, vì sao vậy?

Vì đã thay tôi tiêu nghiệp chướng, đây là thật. Tôi cám ơn họ, nghiệp chướng của tôi sẽ tiêu.

Nếu như so đo tính toán với họ, tranh cãi với họ, tương lai còn muốn trả thù, như vậy thì rất phiền phức, vì sao vậy?

Vì không đến được Thế Giới Cực Lạc.

Nếu ở nơi thế giới này với họ, đời đời kiếp kiếp oan oan tương báo, làm những điều này, như vậy cả hai bên đều đau khổ, sao phải vậy?

Cho nên dùng tâm tình cảm ân, chúng ta được nâng cao rất nhanh. Họ đến giúp chúng ta nâng cao cảnh giới, thành tựu nhẫn nhục Ba la mật cho chúng ta. Việc tốt, chắc chắn không phải việc xấu.

Nên Kinh này tổng kết nói, tổng kết của Kinh này. Cầu người như vậy, tức được thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Quý vị có thể thân cận người chánh tri chánh kiến, đừng để ý đến hành vi của họ. Chánh tri chánh kiến, quý vị sẽ đạt được vô thượng bồ đề. Nên gọi người như vậy là chân thiện tri thức.

Đối với chân thiện tri thức có thể biết có thể cầu. Quý vị có thể biết được người này là chân thiện tri thức, có thể cầu học với họ. Nhất định chứng được bồ đề, chắc chắn sẽ thành tựu.

Đoạn bên dưới, Đại Sớ lại nói: Nhưng khiến việc thiện minh sư, minh này không phải là có tiếng, nổi tiếng chưa chắc đã có chân học, thực học. Ở đây phải đặc biệt chú ý, đừng để danh vọng làm lỡ bản thân.

Nên trong Kinh nói minh sư là minh của quang minh, minh này là gì?

Có trí tuệ, thật sự có trí tuệ, thật sự có học vấn, quý vị đến thỉnh giáo họ. Minh Sư tức cần phải tự mình đến chỉ thị. Thầy giáo này dạy quý vị, nhất định họ có phương tiện thiện xảo giúp ta khai ngộ.

Cũng như Thiện Tài ở chổ Văn Thù đã phát tâm bồ đề, hỏi Bồ Tát Hạnh, Văn Thù cũng không nói đầy đủ, nhưng khiến cho thân cận thiện hữu, chỉ đến Tỳ Kheo Đức Vân, triển chuyển để Thiện Tài đi tiếp.

Đây là phương tiện thiện xảo của thiện tri thức. Thiện Tài Đồng Tử, thầy của ông là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, ông ở trong hội của thầy đạt được căn bản trí.

Căn bản trí là gì?

Chính là giống như Đại Sư Huệ Năng ở trong hội của Ngũ Tổ thành tựu, minh tâm kiến tánh, ông đã đạt được điều này.

Lên cao nữa, thầy dạy ông đi tham học, không cần ở đây nữa, nơi đây đã tốt nghiệp, vì sao vậy?

Quý vị có năng lực phân biệt thị phi thiện ác, có năng lực này. Sau khi có năng lực này, mọi người đều là thầy. Người thiện, theo họ tu thiện. Người ác, thấy hành vi ác của họ, bản thân phản tỉnh xem có hay chăng. Có thì thay đổi, không có thì cố gắng thêm. Thiện ác đều là thầy, không có ai không phải thầy, thành tựu vô lượng trí tuệ.

Năm mươi ba lần tham vấn quả đúng là như vậy. Trong đó tượng trưng làm ác, Thắng Nhiệt Bà La Môn ngu si, Cam Lồ Hỏa Vương tượng trưng phẫn nộ, tượng trưng tham sân si. Còn Phạt Tô Mật Đa Nữ là kỹ nữ, tượng trưng tham.

Ba người này tượng trưng tham sân si, Thiện Tài Đồng Tử đều đi tham bái. Quý vị xem, bái phỏng ba người này, Thiện Tài có lễ kính, Lễ Kính Chư Phật, không có tán thán. Tham bái bất kỳ vị thầy nào đều có lễ kính, có tán thán. Chỉ có ba người này có lễ kính, không có tán thán. Quý vị xem tường tận sẽ thấy.

Vì sao không có tán thán?

Vì những gì họ biểu hiện không tương ưng với tánh đức. Người thường không thể học, phải lấy giới dẫn dắt mới đúng, không được học tham sân si. Nếu có thể từ chỗ này quay đầu, như vậy là thành tựu, đại thành tựu.

Ba người này là ai?

Đều là Chư Phật tái lai, thị hiện. Dùng phương pháp này để hóa độ loại chúng sanh đó, cần phải dùng phương pháp này. Không dùng phương pháp này, quý vị không vào được phạm vi của họ, không cách nào tiếp xúc với họ được. Dùng thủ đoạn này, vào được cảnh giới của họ, Thiện Tài cảm thấy mát mẻ tự tại, là Chư Phật Bồ Tát thị hiện.

Thiện Tài đã tốt nghiệp, hỏi hạnh Bồ Tát nên thực hành như thế nào?

Thực hành trong cuộc sống, thực hành trong công việc, thực hành trong xử sự đối nhân tiếp vật, học vấn thật sự. Bồ Tát Văn Thù không nói với ông, mà dạy ông đi thân cận thiện hữu, hoàn toàn khai phóng.

Trước khi chưa khai ngộ, không thể rời xa thầy. Sau khi khai ngộ, thầy không để quý vị ở bên cạnh họ ở thêm một ngày, nhất định để quý vị ra đi tham bái. Khi chưa khai ngộ, chỉ nghe một mình thầy, ai nói gì cũng không được nghe, sách của ai cũng không được xem, quy củ vô cùng nghiêm khắc.

Sau khi khai ngộ, hoàn toàn giải phóng, có thể xem tất cả, có thể nghe tất cả, vì sao vậy?

Quý vị chỉ có được lợi ích, sẽ không bị mê hoặc, quý vị có năng lực này. Quý vị thấy nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều, sẽ biết hết tất cả, không có gì không biết. Bát nhã vô tri, vô sở bất tri. Ngày xưa dạy học đều dùng phương pháp này.

Tôi đến Đài Trung thân cận thầy Lý, thầy Lý cũng dùng phương pháp này đối với tôi. Khi gặp thầy còn có một vài người nữa, tôi nhớ là ở phòng khách của thư viện Từ Quang. Phòng khách không lớn, khoảng bằng phòng nhiếp ảnh của chúng ta.

Thầy đưa ra điều kiện cho tôi: Nếu muốn theo tôi học, bái tôi làm thầy, tôi có ba điều kiện, nếu anh đồng ý thì có thể ở lại, tôi dạy anh. Còn như không đồng ý, thì đi tìm người  khác.

Ba điều kiện nào?

Tôi không hỏi, thầy đã nói.

Điều thứ nhất: Bắt đầu từ hôm nay, những gì anh học trước đây, bất luận là Đại Sư Chương Gia dạy, hay là ông Phương Đông Mỹ dạy, cho đến cái anh tự học được, tôi đều không thừa nhận thầy Lý không thừa nhận. Bắt đầu từ ngày hôm nay tất cả đều phải học lại từ đầu, anh học với tôi, tôi dạy anh, bắt đầu học từ đầu, là điều kiện thứ nhất.

Điều kiện thứ hai: Bắt đầu từ ngày hôm nay, chỉ được nghe một mình tôi giảng Kinh, bất cứ ai giảng Kinh cũng không được nghe.

Điều kiện thứ ba: Bắt đầu từ ngày hôm nay, tất cả văn tự mà anh xem, chưa được tôi cho phép không được xem, đến Kinh Phật cũng không được. 

Điều kiện này rất khắt khe, giống như trong mắt thầy không còn ai, cuồng vọng tự đại. Xưa nay tôi chưa từng tiếp xúc người nào như vậy, nhưng nghĩ lại, đã đến đây rồi, mà còn do cư sĩ Chu Kính Trụ giới thiệu, không phải người bình thường.

Ông Chu và thầy Lý là bạn cùng tuổi, nói với tôi đối với Phật Học, Nho Học thầy Lý đều có trình độ rất thâm sâu. Pháp Sư Sám Vân tiến cử, giới thiệu cho tôi. Tôi nghĩ như vậy nên bằng lòng, tiếp nhận, đồng ý cả ba điều kiện.

Sau khi đồng ý, thầy nói có kỳ hạn, thầy nói có kỳ hạn, bao lâu?

Năm năm, năm năm cần phải tuân thủ. Sau năm năm, anh đã học thành công lúc đó sẽ khai phóng, có thể xem tất cả, có thể nghe tất cả, trong vòng năm năm không được.

Thực tế mà nói, tôi ở đó ba tháng đã thấy được hiệu quả, vì sao vậy?

Vì đầu óc thanh tịnh. Không được nghe, không được xem, chỉ nghe bài của thầy, rất đơn thuần. Tâm thanh tịnh sẽ có trí tuệ, quả thật có hiệu quả, mới biết phương pháp này quá tuyệt.

Sao thầy lại nghĩ ra được phương pháp này?

Nửa năm sau tôi rất phục, không còn chút nghi hoặc nào nữa.

Năm năm sau tôi nói với thầy, hết năm năm rồi, thầy nói vậy thì sao?

Tôi nói: Thưa thầy em học thêm năm năm nữa. Thầy cười, vậy là tôi tuân thủ thêm năm năm.

Tôi tuân thủ phương pháp này năm năm, sau đó thì khai phóng, có thể xem tất cả, có thể nghe tất cả, vì sao vậy?

Quý vị có năng lực phân biệt thị phi chánh tà, không bị mắc lừa.

Vì sao trước kia không để quý vị xem?

Vì ta chưa có năng lực này. Quý vị xem rồi, thấy điều này cũng tốt, cái kia cũng tốt, rất dễ phân tâm, rất dễ mê mất phương hướng.

Nên đây gọi là gì?

Sư thừa, ngày xưa nói sư thừa chính là như vậy. Cho đến năm, hình như là năm một ngàn chín trăm chín mươi bảy tôi đến Singapore, gặp được Pháp Sư Diễn Bồi. Đây cũng là vị Pháp Sư chuyên giảng Kinh thuyết pháp, ông giảng Duy Thức, chúng tôi cũng là bạn bè.

Vì đều là giảng Kinh, đặc biệt thân thiết. Ông mời tôi đến Đạo Tràng của ông, nói khai thị cho tín đồ của ông, một tiếng. Sau khi giảng xong, ông tiếp đãi tôi, mời ăn cơm. Chúng tôi nói chuyện, nói đến thầy Lý lúc đó, tình hình tôi trải qua khi gặp thầy. Ông ta cười to, ông nói ông xuất gia từ rất nhỏ, làm Tiểu Sa Di, theo Pháp Sư Đế Nhàn.

Pháp Sư Đế Nhàn cũng dùng phương pháp này dạy ông, cũng là ba điều kiện này. Tôi mới hoát nhiên đại ngộ, thì ra không phải chỉ có Thầy Lý chuyên áp dụng, mới biết đời này qua đời khác, Tổ Tổ tương truyền đều như vậy.

Quý vị không phục, không nghe lời thầy, người ta dạy quý vị làm gì?

Dạy chỉ uổng phí. Tin hoàn toàn, không có gì để nói, điều kiện đã nói trước rồi.

Nhưng Pháp Sư Diễn Bồi không thành tựu, vì sao vậy?

Ông ra đi, chưa nói gì với Sư Phụ thì đã ra đi, đi đến Hạ Môn thân cận Thái Hư Đại Sư.

Ở đó Đại Sư Thái Hư mở Phật Học Viện, thật đáng tiếc. Nếu ông không rời xa Pháp Sư Đế Nhàn, ông là Tổ Sơ đời tiếp theo của Tông Thiên Thai. Ông không từ mà biệt, như vậy ra đi, rất đáng tiếc. 

Cho nên chúng tôi mới hoàn toàn hiểu được đạo lý này. Tôi nói tôi cũng không tệ, thầy cho tôi năm năm, tôi còn muốn thêm năm năm, nền tảng mới vững chắc. Hiện nay tìm học sinh như vậy không có.

Ông nghĩ ông đưa ra điều kiện này, ông giỏi lắm à?

Thiếu gì người cao minh hơn ông, tôi cần gì phải thân cận ông, để chịu sư câu thúc của ông?

Không còn nữa, đại khái Sư Thừa đến ngang đời tôi là dừng, về sau không còn nữa. Ai có thể chịu được ba điều kiện này.

****