Thuaàn tònh thuaàn thieän
Phöôùc hueä song tu

hoathuongtinhkhong.vn

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ LẦN THỨ BỐN - TẬP MƯỜI - B

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

LẦN THỨ BỐN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP MƯỜI - B
 

Chúng ta hôm nay xem thấy ở trên cái đĩa này: Chùa Phật Lai, Chùa nhỏ ở nông thôn, không tên tuổi gì mà có ba vị đại đức niệm Phật tự tại vãng sanh. Vị thứ nhất, Pháp Sư Hải Khánh đã lưu toàn thân Xá Lợi, cúng dường ở trong cái Chùa nhỏ này.

Vị thứ hai, là mẫu thân của Lão Hòa Thượng Hải Hiền, đi lúc tám mươi sáu tuổi. Tám năm sau, Lão Hòa Thượng muốn cải táng cho bà, đào huyệt mộ lên, thi thể không còn, không thấy nữa. Ở trong quan tài chỉ còn lưu lại mấy cây đinh, cây đinh để đóng quan tài.

Vị thứ ba, Lão Hòa Thượng Hải Hiền vãng sanh đến hôm nay là hơn một năm, thầy vãng sanh vào tháng 01 năm 2013.

Lão Hòa Thượng tương lai là có lưu Xá Lợi hay không hay là toàn thân Xá Lợi?

Hiện nay chưa có mở Tháp nên không biết, thật sự là tuyệt vời. Chỉ dựa vào bốn chữ tín, nguyện, trì danh, thành tựu bất khả tư nghì, họ chân thật là tấm gương cho người niệm Phật trong thời kỳ mạt pháp. Vãng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là để đi làm Phật rồi, đời này thật sự là không có uổng phí, công đức viên mãn.

Công siêu lũy kiếp, siêu là siêu việt, công là công phu, công đức. Nếu như dựa vào phương pháp tu hành thông thường thì giáo cũng tốt, thiền cũng tốt, chỉ quán cũng tốt.

Tuy nhiên, tu pháp môn khác mà muốn có được địa vị bình đẳng như người vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì phải rất nhiều kiếp, thời gian rất dài, nhiều đời nhiều kiếp tu hành mới có thể chứng được. Còn vãng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, hơn hẳn rồi, hơn hẳn họ quá nhiều. Cái chân tướng sự thật này chúng ta phải biết.

Vãng sanh Cực Lạc, sinh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc liền chứng được ba loại bất thối chuyển. A La Hán không sánh bằng, Bồ Tát Tam Thừa không sánh bằng, trong một đời thành tựu.

Chúng ta nghe lời Lão Pháp Sư Đàm nói về Pháp Sư Tu Vô cùng với người đệ tử thợ vá nồi đó của Lão Pháp Sư Đế Nhàn, Thợ vá nồi là ba năm vãng sanh. Cụ bà ở làng Tướng Quân Đài Loan cũng là ba năm. Cụ bà ở San Francisco, tôi không quen biết, không biết là cụ niệm Phật bao lâu, nhưng tôi tin cụ niệm Phật công phu đắc lực nhất.

Có lẽ là khoảng thời gian này, ở nước Mỹ, người Trung Quốc sống chung với nhau rất ít, đều ở cách nhau khá xa. Hay nói cách khác, đi ra ngoài đều phải lái xe, bà cụ chắc chắn là không biết lái xe. Vậy thì niệm Phật tốt nhất rồi, không có người quấy nhiễu, nhất tâm chuyên chú.

Giống như bế quan vậy, cho nên công phu rất dễ dàng đắc lực, rất dễ dàng thành tựu. Còn như đạo hữu đồng tu nhiều rồi, còn phải trò chuyện, còn phải ngồi lê đôi mách, tâm rất khó chuyên nhất. Nước Mỹ, cái hoàn cảnh đó tôi biết, cho nên bà công phu dễ dàng đắc lực.

Quyết định là thấy Phật, không thấy Phật thì không biết đến ngày nào ra đi. Chỉ khi thấy Phật, Phật nói cho bạn biết, hẹn thời gian với bạn, ngày nào đến tiếp dẫn bạn, đến giờ là thật sự đi rồi, một chút cũng không giả. Vãng sanh Cực Lạc, lên thẳng bất thối. Nếu không có pháp môn vi diệu như vậy, phàm phu làm sao có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi chứ.

Nhược vô như thị vi diệu pháp môn, phàm phu hà năng độ thử sanh tử nghiệp hải, nhi đăng bỉ ngạn. Sanh tử nghiệp hải chính là lục đạo luân hồi. Bỉ ngạn chính là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Đến được Thế Giới Cực Lạc, bạn tự mình dưới hội của Phật A Di Đà, tiếp nhận lời dạy của Phật A Di Đà.

Chúng ta tin tưởng không cần thời gian rất dài, bạn sẽ chứng được bồ đề vô thượng. Cái duyên này quá thù thắng rồi. Chúng ta ở trong lục đạo không biết đã trải qua bao nhiêu kiếp rồi, thời gian quá dài, đời đời kiếp kiếp, từng ở Thiên Đường, địa ngục cũng từng qua rồi.

Thiên Đường với địa ngục thời gian đều rất dài, cõi nào chúng ta cũng từng đã đi qua, nhưng không có cách gì thoát khỏi. Gặp được cái pháp môn này là cơ hội đã đến rồi.

Cố, đại bi từ phụ, lưỡng độ Đạo Sư, đại bi từ phụ là chúng ta cảm ơn, lưỡng độ Đạo Sư là chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni ở phương này và Phật A Di Đà ở Thế Giới Cực Lạc, hai Ngài đều là đại bi từ phụ. Mẫn niệm ngã đẳng, các Ngài từ bi, thương xót chúng ta ở trong lục đạo quá khổ rồi.

Khai thử Tịnh Độ pháp môn, diệu hiển khổ lạc nhị độ, khích dương trầm mê chúng sanh. Đây hoàn toàn là ân đức của Di Đà, mở ra cái pháp môn tín, nguyện, trì danh, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ này.

Vô cùng khéo léo tài tình hiển thị hai nơi khổ lạc khác nhau: Thế Giới Cực Lạc vui, thế giới Ta Bà khổ. Phật nói với chúng ta bát khổ, tam khổ. Đây là đem cái mà chúng ta cảm thọ khổ tổng kết thành hai loại lớn. Bát khổ chuyên nói về thế gian, nhân gian.

Chúng ta hiện tại ở cõi người, có sinh lão bệnh tử, mỗi người đều không thể tránh khỏi. Ngoài sinh lão bệnh tử ra, còn cầu bất đắc, còn ái biệt ly, còn oán tắng hội, còn ngũ ấm xí thạnh, đời đời kiếp kiếp không thể thoát khỏi những loại khổ này. Những loại khổ này, Thế Giới Cực Lạc hoàn toàn không có.

Chúng ta sống ở trên thế gian này, lúc còn trẻ không cảm thấy, đến khi già bảy mươi, tám mươi tuổi thì cảm giác thấy rồi. Thể chất suy rồi, hành động không thuận tiện rồi, trí nhớ giảm sút rồi, những gì học trước đây nay quên sạch rồi.

Hiện nay vừa nói với bạn, trong chớp mắt bạn cũng quên hết rồi. Nếu như bản thân không có phước báo, thì đời sống sẽ vô cùng đau khổ. Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người già, tuổi về chiều không có người nhà chăm sóc, đều đưa vào viện dưỡng lão.

Ở trong viện dưỡng lão, đời sống vật chất miễn cưỡng có thể sống được, nhưng đời sống tinh thần hoàn toàn không có. Người già sống ở viện dưỡng lão thật đáng thương.

Họ ở trong đó làm gì vậy?

Trung Quốc có một câu ngạn ngữ nói: Ngồi ăn đợi chết. Vậy thì còn có ý nghĩa gì nữa cơ chứ. Vào năm 1982, tôi ở San Francisco Mỹ Quốc, giảng Kinh ở trong một chung cư dành cho người già, giảng một tuần. Tôi có cảm xúc rất sâu. Tôn Giả tu hành thì loại viện dưỡng lão này là thích hợp nhất.

Cho nên tôi liền nghĩ đến Thôn Di Đà, người già mọi người sống chung với nhau, ở trong cái Thôn này có niệm Phật đường, mỗi ngày giảng Kinh cho họ nghe và dẫn dắt mọi người cùng nhau niệm Phật, đó là Đạo tràng lý tưởng nhất. Người già thật sự hiểu rõ rồi, thật sự giác ngộ rồi, nhất tâm chuyên niệm, ba năm là có thể tự tại vãng sanh, là việc tốt.

Cho nên nếu biết khổ, lạc, thì bạn sẽ hạ quyết tâm: Ta phải vãng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Cái diệu của Thế Giới Cực Lạc là diệu thật sự, là hoàn toàn khác với thế giới này của chúng ta.

Chúng ta cái thế giới này thân thể người là vật chất, cho nên cần phải có ăn uống, cần có dinh dưỡng. Thế Giới Cực Lạc thân thể không phải vật chất, mà là pháp tánh biến ra. Pháp tánh thì không cần ăn uống, bạn nói xem đỡ biết bao nhiêu việc.

Pháp tánh thanh tịnh, vĩnh viễn không có ô nhiễm. Hay nói cách khác, ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không cần tắm, không cần rửa mặt. Bởi vì nó vĩnh viễn sạch sẽ, không nhiễm mảy bụi. Bạn nói xem cái này tự tại biết bao, đỡ biết bao nhiêu việc.

Thế Giới Cực Lạc, hoàn cảnh cư trú gọi là pháp tánh độ, hoàn cảnh chúng ta cư trú gọi là pháp tướng, không phải pháp tánh. Tướng có sanh có diệt, tánh bất sanh bất diệt.

Cho nên về Thế Giới Cực Lạc, thân thể, người là Vô Lượng Thọ, không có sinh lão bệnh tử, đến Thế giới đó hoa khai kiến Phật, thân hiện ra hoàn toàn giống như thân tướng của Phật A Di Đà vậy. Ở trong Kinh này giới thiệu vô cùng rõ ràng, chúng ta xem xong thật hoan hỷ.

Cái thân thể này của ta thật là phiền phức, còn cái thân thể bên đó vi diệu thơm tho thanh khiết, đầy đủ sáu loại thần thông. Trí huệ, đức năng vốn đầy đủ trong tự tánh thảy đều biểu hiện ra cả. A Di Đà Phật từng giây từng phút biến hóa vô lượng vô biên thân, cái hóa thân này cũng là không có dừng nghỉ.

Vì sao vậy?

Tiếp dẫn người niệm Phật mười phương công phu chín muồi, Ngài đi tiếp dẫn. A Di Đà Phật không đến tiếp dẫn, thì không có ai biết Tây Phương là ở đâu cả, nên nhất định Ngài đến tiếp dẫn, Ngài đã phát cái nguyện này. Mỗi một chúng sanh vãng sanh, Ngài dẫn hóa một cái thân đến tiếp dẫn họ.

Cho nên hóa thân của Di Đà là vô lượng vô biên, vô số vô tận, có năng lực lớn như vậy. Mỗi một người vãng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, hoa sen nở, người vãng sanh hiện thân rồi, cái thân đó giống như A Di Đà Phật vậy, cũng có cái năng lực hóa vô lượng vô biên thân này.

Để làm gì vậy?

Thế giới vô lượng vô biên, Chư Phật Như Lai vô lượng vô biên, hóa vô lượng thân đi cúng dường Phật. Cúng Phật là tu phước, nghe Phật giảng Kinh thuyết pháp là tu huệ. Những thân này đều có công dụng đến mười thế giới phước tuệ song tu. Cho nên Thế Giới Cực Lạc tu một ngày so với cái thế giới này chúng ta tu vô lượng kiếp cũng không bằng họ tu một ngày.

Bạn nói có thể không đi sao?

Có thể không mau mau đi sao chứ?

Còn có gì tốt hơn nữa đâu mà trì hoãn chứ?

Dưới đây là thí dụ nói:

Thử đại hỏa tụ: Thử là nói thế giới này của chúng ta, đại hỏa tụ là cái thế giới này sống khó khăn, chữ hỏa này là nói phiền não. Bỉ Thanh Lương trì. Thế Giới Cực Lạc là ao trong lành, tự tại biết bao, thoải mái biết bao. Bảo liên tại tiền. Ta về đó, hoa sen đến tiếp dẫn chúng ta. Đao sơn tại hậu.

Nếu như chúng ta không về Thế Giới Cực Lạc, thì đó chính là địa ngục tam đồ. Núi đao, rừng kiếm là địa ngục.

Chúng ta đi về đâu?

Nhất định phải suy nghĩ thật kỹ.

Ta sống ở thế gian này nhiều năm như vậy, đã tạo nghiệp gì rồi?

Là nghiệp thiện hay nghiệp ác?

Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm vì chúng sanh là nghiệp thiện, vì mình chính là nghiệp ác.

Chúng ta mỗi ngày được bao nhiêu ý nghĩ vì xã hội, vì chúng sanh, lại bao nhiêu ý nghĩ vì mình?

Lục đạo luân hồi là nghiệp lực dẫn dắt bạn đi. Cho nên tự mình hãy phản tỉnh thật kỹ, đại khái đời sau ở cõi nào đã biết rất rõ ràng rồi.

Mấy năm trước, cũng do tôi mời một vị đồng tu già của chúng ta, ông là nhà họa sĩ, là nhà họa sĩ nổi tiếng đương đại Giang Dật Tử, vẽ một bức Địa Ngục Biến Tướng Đồ, là dựa theo Ngọc Lịch Bảo Sao của Đạo Gia mà vẽ ra, vẽ vô cùng đẹp, ông dùng thời gian một năm, vẽ tỉ mỉ.

Sau khi bức họa này ra đời, vào lúc này tôi ở Úc Châu, tôi bỗng nhiên nghĩ đến trong Kinh Phật, Phật đã nói về tình trạng địa ngục cho chúng ta có lẽ rất nhiều.

Nhưng cửa Phật không có một cuốn sách để chuyên nói về sự việc này, cho nên tôi đã tìm mấy vị đồng tu tra trong Đại Tạng Kinh, đem Đại Tạng Kinh từ đầu đến cuối lật tra một lần, tìm ra hai mươi năm loại sách, bên trong nói về địa ngục, vả lại nói rất rõ ràng.

Cho nên chúng tôi bèn đem những chỗ này chép ra biên tập thành một quyển, tôi đã đặt cái tên là Chư Kinh Phật Thuyết Địa Ngục tập yếu.

Vào lúc đó trong tâm tôi nghĩ rằng, tương lai nếu gặp được người có cái duyên phận này, đem cái địa ngục mà trong Kinh Phật nói này, vẽ một bức biến tướng đồ.

Cái mà trong Kinh Phật nói nhân quả rõ ràng. Ngọc Lịch Bảo Sao quả báo nói nhiều, cái quả này là do tội nghiệp gì, nhưng vẫn còn có cái thiếu sót, có cái nói rõ, có một số không có.

Nhưng ở trong Kinh Phật đều có, nhân như thế nào cảm quả ra làm sao. Đặc biệt là cái thời đại này giáo hóa chúng sanh để họ hồi đầu thị ngạn, thảy đều dựa vào lý luận nhân quả và chân tướng sự thật, phải dạy cái này.

Lý luận hiểu rõ ràng rồi thì họ không hoài nghi, thật sự có. Sự tướng thấy rõ ràng thì họ biết sợ rồi, tâm sợ hãi sinh khởi lên rồi, không dám làm ác.

Luân lý đạo đức là khuyên người không nỡ làm việc ác, nhưng khi danh cao, lợi dày bày ngay trước mắt, thì có khi sẽ bị động tâm, sẽ không giữ được, nhưng mà nhân quả hiểu rồi thì họ có thể giữ được.

Tại sao vậy?

Họ biết sợ. Họ nghĩ đến ta làm cái việc này, sau khi chết đọa địa ngục, họ biết sợ rồi. Cho nên giáo dục Tôn giáo đối với thế đạo nhân tâm, đối với sự an nguy của xã hội, có sự cống hiến rất lớn, chúng ta cần tìm nó trở lại. Nếu không tìm nó trở lại, thì cái xã hội này động loạn, vô phương hóa giải.

Ư thị, tự nhiên sanh khởi thắng nguyện: Thù thắng, nguyện thù thắng là gì vậy?

Cầu sanh Thế Giới Cực Lạc. Cái nguyện này quá thù thắng rồi.

Dưới đây nói Yếm ly Ta Bà, cầu sanh Cực Lạc: Bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, cộng thêm Tập Chú của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, là có thể khởi cái tác dụng chán lìa Ta Bà, cầu sanh Cực Lạc này.

Nói cái thế gian này của chúng ta khổ, ở trong Bộ Kinh này, có một đoạn lớn Kinh Văn phân lượng rất lớn, từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy, chuyên nói thế gian này của chúng ta quá khổ. Nói bổ sung thêm thì trong toàn Kinh từ đầu đến cuối nói không ít, còn chuyên môn nói việc này là có sáu phẩm Kinh này, quá quan trọng rồi.

Ký sanh tín nguyện, cánh trì danh hiệu, tiện đắc độ thoát. Học tập của bạn liền thành công ngay. Đã thật sự tin, tin rồi. Vậy thì thật sự muốn đi rồi, phương pháp đi chính là một câu danh hiệu.

Trong Kinh nói rất rõ ràng, chúng ta nhìn thấy biết bao nhiêu người tự tại vãng sanh, biết trước giờ đi, quả thật họ một đời chỉ là một câu Phật hiệu, ngoài một câu Phật hiệu này ra họ không có gì cả.

Cho nên chúng ta tự mình phải giác ngộ, không thể không buông xả vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật. Nếu không làm theo như vậy, thì e rằng chúng ta đến lúc sắp mạng chung vẫn cứ tạo lục đạo luân hồi như xưa, đời này học uổng công rồi.

Các bạn không sợ nhưng tôi sợ, các bạn không quan tâm nhưng tôi rất quan tâm. Có lẽ vì các bạn còn trẻ, còn có thời gian, còn tôi cái tuổi tác này không còn thời gian nữa.

Trong, ngoài nước, rất nhiều người trẻ tuổi nhiệt tâm với văn hóa truyền thống. Nếu các bạn đến hỏi tôi, tôi hoan hỷ, nhưng tất cả hoạt động của các bạn, tôi không thể tham gia, tôi không còn thời gian tham gia.

Tôi muốn học theo Lão Hòa Thượng Hải Hiền, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật. Cái thân thể này khi còn đây, tôi chuyên học một Bộ Kinh này, bộ Tập chú này. Mỗi ngày dành một chút thời gian chia sẻ với mọi người.

Chúng ta lợi dụng khoa học kỹ thuật hiện nay, dùng truyền hình vệ tinh, dùng mạng internet. Cho nên không nhất thiết ở cùng nhau, ở cùng nhau cần phước báo lớn. Chúng ta phước mỏng, nghiệp chướng sâu, không có phước báo lớn như vậy, không có Đạo tràng.

Người nhiều đến nơi đây không có chỗ ở, cho nên mỗi người ở tại nơi mình cư trú, nghe Kinh mỗi ngày chí ít nhất là hai giờ, còn thông thường cũng phải bốn giờ, mở kênh ra đều có thể thu được. Đây là điều mà thế hệ trước không cách gì làm được, chúng ta thế hệ này làm được rồi.

Ở trong đời này, nhất định phải coi vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là đại sự duy nhất trong đời này của chúng ta. Cho nên mọi người mở trường, đâu đâu cũng muốn mở Viện Hán Học. Tôi hoan hỷ, tôi tán thán, nhưng tôi không thể tham gia vào công việc.

Nhiều lắm, nếu như thân thể tôi vẫn còn tốt thì khi Viện Hán Học thành lập rồi Bởi vì Viện Hán Học là Nho Thích Đạo, tôi có thể đi dạy một môn học, chính là Kinh Vô Lượng Thọ, những thứ khác tôi không đụng đến. Tôi đời này một Bộ Kinh, một câu A Di Đà Phật, quyết định cầu sanh Thế Giới Cực Lạc.

Sanh bỉ quốc dĩ, sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Kiến Phật văn pháp, đắc vô thượng ngộ. Không những gặp Phật A Di Đà, đồng thời gặp tất cả Chư Phật Như Lai mười phương.

Không những nghe Phật A Di Đà thuyết pháp, đồng thời nghe tất cả Phật thuyết pháp. Đắc vô thượng ngộ, vô thượng ngộ chính là chúng ta thường nói là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Trí tuệ thần thông đạo lực giống như Phật vậy.

Trí tuệ thần thông đạo lực giống như Phật, cùng với vị Phật nào?

Chính là A Di Đà Phật. Đệ tử của A Di Đà Phật đương nhiên giống với A Di Đà Phật.

Do hữu niệm, nhi nhập vô niệm: Trước khi chưa vãng sanh có niệm, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc liền chứng được vô niệm.

Nhân vãng sanh, nhi khế vô sanh: Trước khi chưa vãng sanh có sanh tử, có luân hồi, còn vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc, sanh tử luân hồi liễu thoát, không còn nữa, cái thế giới không sanh không diệt.

Đốn ngộ thử tâm, bổn lai bình đẳng: Đây chính là đề Kinh của Bổn Kinh, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác.

Vậy thanh tịnh, bình đẳng, Giác là ai?

Chính là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật có một biệt hiệu, gọi là thanh tịnh, bình đẳng, giác. Cho nên nói, cái tâm này chính là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là cái tâm này.

Đoạn phía sau Nguyên Hiểu sư vân: Sư Nguyên Hiểu, vị Pháp Sư này là người Hàn Quốc. Vào Triều Nhà Đường Ngài du học ở Trung Quốc, là học trò của Đại Sư Thiện Đạo.

Sau khi học xong về nước, đem Tịnh Độ Tông truyền qua đó, Ngài nói như sau: Tứ Thập Bát nguyện, tiên vi phàm phu, kiêm vi tam thừa Thánh Nhân. Bạn tỉ mỉ mà quán sát bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật, chân thật mỗi nguyện đều là vì chúng sanh khổ nạn sáu cõi mà lo nghĩ, không phải vì người khác.

Từ ngay chỗ này chúng ta thể hội được, Di Đà khi ở nhân địa phát đại nguyện, vào lúc đó chưa thành Phật, Ngài xuất gia làm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Pháp Tạng là đức hiệu của Ngài, con người này có trí tuệ, có tâm đại từ bi, xem thấy trong mười phương cõi nước Chư Phật, chúng sanh sáu cõi quá đáng thương, mê quá sâu rồi, nghiệp chướng quá nặng rồi, muốn giúp đỡ họ siêu vượt sáu cõi thật khó.

Cho nên Ngài hướng đến Lão Sư của Ngài là Thế Gian Tự Tại Vương Phật thỉnh giáo, làm thế nào có thể thỏa cái nguyện vọng của Ngài độ chúng sanh?

Lão Sư dạy Ngài một phương pháp, dạy Ngài đi tham học: Con có thể đến trong mười phương tất cả cõi nước Chư Phật thăm viếng dùng lời hiện tại mà nói là bảo bạn đi khảo sát, bạn đi học tập. Trong các cõi nước Chư Phật ấy, cái tốt đẹp thì con nhớ lấy, con học tập cái đó, những cái không tốt trong các cõi nước Chư Phật đó con có thể không lấy thủ nhân chi trường, xả nhân chi đoản, rồi xây dựng Đạo tràng của chính mình.

Đây chính là nguyên lai của Thế Giới Cực Lạc, không phải do vọng tưởng nào mà nghĩ ra được, không phải vậy. Tỳ Kheo Pháp Tạng dùng thời gian năm kiếp, không có nói tiểu kiếp trung kiếp, vậy cái kiếp đó chính là đại kiếp. Thời gian của năm cái đại kiếp, khảo sát mười phương tất cả cõi nước Chư Phật, tổng kết thành bốn mươi tám nguyện.

Cũng chính là nói, Ngài lấy bỏ đối với mười phương Thế giới cõi nước Chư Phật, Ngài đã lấy những gì, Ngài xả bỏ những gì?

Trong nguyện thứ nhất chúng ta xem thấy rồi. Ngài xả ba đường ác, ba đường ác bất thiện, cho nên Thế Giới Cực Lạc có Cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Thế nhưng nó chỉ có hai Cõi Trời, Người, còn ba đường ác lại thêm vào một cõi là A Tu La.

Thế Giới Cực Lạc không có A Tu La, không có La Sát, không có ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. Vậy thì chúng ta liền có thể biết được, không có, quả đương nhiên không có nhân, có nhân liền có quả.

Thế Giới Cực Lạc toàn là Bồ Tát, trong Cõi Phàm Thánh Đồng Cư, Thiên Nhân cũng là Bồ Tát, hơn nữa đều là pháp thân Bồ Tát. Hoàn toàn là oai thần gia trì của bốn mươi tám nguyện, khiến mỗi một chúng sanh sanh đến Thế Giới Cực Lạc đều làm A duy việt trí Bồ Tát. A duy việt trí là bất thoái chuyển.

Nguyên Hiểu sư ở chỗ này nói rất hay: Tiên vi phàm phu, A Di Đà Phật phổ độ chúng sanh trước độ phàm phu, vì sao vậy?

Vì họ quá khổ rồi, họ có nhu cầu bức thiết, kiêm vi tam thừa Thánh Nhân, sau kèm thêm tam thừa Thánh Nhân là chỉ Thanh Văn, Duyên Giác, Quyền giáo Bồ Tát. Quyền giáo Bồ Tát chính là Bồ Tát chưa minh tâm kiến tánh, nên thứ tự độ thoát họ là ưu tiên.

Khả kiến, Tịnh Độ Tông chi diệu, thủ vi phàm phu đắc độ dã: Chúng ta đọc được câu này rất hoan hỉ.

Vì sao vậy?

Chúng ta có phần rồi, chúng ta là phàm phu, A Di Đà Phật độ chúng sanh đem chúng ta để ở hàng ưu tiên một. Trên Kinh Vô Lượng Thọ đã nói tuyệt đối không phải là lời giả dối, chắc chắn có thể tin tưởng, chúng ta nhất định phải tranh thủ.

Cái đoạn phía sau nói: Tha lực diệu pháp, thiện hộ hành nhân. 

Cái đoạn này chúng ta đem nó giản hoá rồi, chính là trong Chú Giải nói: Mạt thế tu hành, đa chư chướng nạn. Mạt thế chính là ngay hiện tại, chướng nạn rất nhiều, khó khăn trùng trùng, ngoài ra còn có Ấm ma can nhiễu, có một số chúng ma chúng ta có thể cảm giác được, có một số không cảm giác được.

Hiện tại cái thế gian này, có rất nhiều đồng tu đều cảm giác được làm việc tốt, khó, vô cùng khó khăn, bạn đối tốt với họ họ không tiếp nhận, họ hoài nghi bạn.

Vì sao?

Vì họ cho rằng bạn đối với tôi tốt như vậy, khẳng định bạn có ý đồ gì với tôi, có mục đích gì, nên họ thảy đều muốn tránh đi, nghĩ hết cách để chướng ngại bạn, không thể tiếp nhận. Nhưng bạn muốn làm việc xấu thì rất dễ dàng, người giúp bạn làm rất nhiều, làm việc xấu thuận buồm xuôi gió không có chướng ngại gì.

Chúng ta gặp được là thời đại như vậy, nếu bạn không có công phu nhẫn nhục tương đối thì bạn không thể thành tựu được gì. Tôi xuất gia, ban đầu vốn không có ý xuất gia, Đại Sư Chương Gia khuyên tôi xuất gia.

Tại vì sao Ngài khuyên tôi?

Tôi ở Đài Loan không có nhà, không có cái lo về sau, chỉ có một mình, Lão Sư khuyên tôi xuất gia, muốn tôi học Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài bảo tôi xem Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí, hai loại này là từ trên Kinh Phật tiết lục ra truyện ký của Thích Ca Mâu Ni Phật.

Lão Sư nói với tôi: Con phải học Phật, trước tiên phải nhận biết Thích Ca Mâu Ni Phật, nếu con không nhận biết Ngài, con sẽ đi sai đường. Còn người hiện tại nói bạn sẽ đi đường vòng. Tôi nghe lời nói này rồi thấy rất có đạo lý, học Phật nhất định phải nhận biết đối với Phật.

Sau khi đọc rồi mới phát hiện, Thích Ca Mâu Ni Phật không phải là Tôn giáo, thế mà hiện tại đem nó gọi là Tôn giáo, đây chính là sai lầm, đây chính là ma chướng.

Phật Giáo truyền đến Trung Quốc cũng không phải Tôn giáo, nó rất giống với Nhà Nho của Trung Quốc, là một học phái, là một loại giáo dục. Ngày nay chúng ta gọi Nho là giáo dục Khổng Mạnh, vậy thì Phật Giáo là giáo dục của Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cho nên đối với xưng hô của Phật Giáo tôi gọi là giáo dục Phật Đà, tôi cho rằng nó không là Tôn giáo, vì trong Tôn giáo điều kiện thứ nhất đó là nhất định phải có một tạo vật chủ, thần sáng tạo vũ trụ, còn trong Phật Giáo thì không có. Trong Phật giáo cao nhất gọi là Phật Đà.

Phật Đà là ý nghĩa gì?

Người giác ngộ, cùng rất gần với ý nghĩa chữ Thánh Nhân trong Thánh Nhân của Trung Quốc. Chữ Thánh này của Trung Quốc chúng ta chính là tường tận đạo lý, cùng sự tướng của vũ trụ nhân sanh, đây gọi là Thánh.

Thánh Nhân, họ không phải thần, họ cũng không phải là Tiên Nhân, hay nói cách khác họ là người tường tận thấu đáo đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh.

Còn gọi là Phật Đà, từ trên mặt chữ dịch thành ý nghĩa Trung văn là giác giả hay chính là người giác ngộ. Vậy nó làm sao có thể biến thành Tôn giáo được. Thế nhưng hiện tại Phật Giáo chân thật biến thành Tôn giáo rồi. Kinh Sám, Pháp Sự, đều vì người chết phục vụ.

Năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật còn ở đời, giảng Kinh dạy học. Thành lập lớp dạy học là vì người sống mà phục vụ, không hề nghe nói vì người chết phục vụ.

Sau khi Ngài khai ngộ, giảng Kinh nói pháp bốn mươi chín năm. Ngài lập lớp, nếu dùng lời hiện tại mà nói, là Ngài có kế hoạch, có giáo học khoa hệ, trước lập tiểu học, tiếp theo lập trung học, lại lập đại học, lập Sở nghiên cứu, Ngài là như vậy mà mở lớp. Bạn xem cả đời Ngài, sau khi khai ngộ ở Lộc Dã Uyển giảng tứ đế, giảng Kinh A Hàm mười hai năm, mười hai năm này chính là tiểu học.

Sau khi mười hai năm A Hàm kết thúc, Ngài giảng Phương Đẳng tám năm. Phương Đẳng giống như trung học, phía trước thông tiểu thừa, phía sau thông đại thừa, cũng chính là lớp trù bị của đại thừa đại thừa giống như là đại học, đây là trung học, đây đều thuộc về giáo dục nền tảng.

Tiểu học, trung học tổng cộng là hai mươi năm, tiểu học mười hai năm, trung học tám năm. Còn đại học đây chính là Ngài giảng Bát Nhã, đại học hai mươi hai năm.

Đương nhiên với hai mươi hai năm, thời gian dài đến như vậy khẳng định đây là bộ phận chủ yếu nhất mà Thích Ca giáo học là bát nhã là trí tuệ. Sau cùng tám năm Ngài giảng Pháp Hoa, đó giống như là Sở nghiên cứu, đem phía trước thảy đều quy về nhất thừa.

Phía trước bạn thấy, tiểu thừa, đại thừa, đến sau cùng Pháp Hoa quy nhất, gọi là nhất thừa.

Nhất thừa là cái gì?

Mục tiêu sau cùng đều là hy vọng mọi người mỗi mỗi đều chứng được Bát Niết Bàn. Đây là lấy được bằng tốt nghiệp.

Bát Niết Bàn là tiếng Ấn Độ, dịch thành ý nghĩa Trung văn là: Viên tịch diệt độ.

Diệt cái gì?

Phiền não, sanh tử thảy đều diệt hết rồi. Không sanh không diệt, đó là Niết Bàn, cũng chính là siêu việt sáu cõi, siêu việt thập pháp giới. Cho nên nó đích thực là giáo dục.

Tôi vào cửa Phật là từ cửa triết học mà vào. Từ trên triết học nhận biết Phật Pháp, cho nên Lão Sư muốn tôi xuất gia, muốn tôi học Thích Ca Mâu Ni Phật, việc này tôi rất có hứng thú.

Tôi tuy là cả đời phiêu bạt, Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời cũng nay đây mai đó, Thích Ca Phật cả đời không có Đạo tràng, nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm. Bạn phải ghi nhớ dưới gốc cây ngủ một đêm, ngày hôm sau phải đi đến nơi khác, không ở nơi đó nữa.

Cái này biểu thị cái gì?

Biểu thị hoàn toàn buông xả. Ta ở dưới gốc cây này qua một đêm, gốc cây này rất lớn, tàng cây rất tốt, ngày mai, ngày mai ở tiếp chính là tham luyến rồi. Ta ngày mai đổi một nơi khác, không ở đó nữa, chỉ ở một đêm, không hề có chút tham luyến đối với hoàn cảnh, một mực bình đẳng đối đãi, vậy thì đúng rồi.

Ma, hiện tại ma quá nhiều rồi, nơi nào cũng đều có, vô cùng rõ ràng cảm xúc được, vậy phải làm sao?

Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy chúng ta: Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới, nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà. Cùng tiếp xúc với họ, cũng không nên đắc tội với họ, họ nói cái gì, nghe rồi thì thôi, đừng để trong tâm thì đúng, nếu bạn đem những gì họ nói để vào trong tâm, thì bạn sai rồi, bạn liền nhận quần tà.

Khả kiến, hành nhân sảo hữu chấp trước, tiện thất chánh kiến, tức nhập ma đồ, cầu thăng phản giáng, thậm chí đọa nhập Nê Lê.

Phật đã dạy chúng ta cái gì để vào trong tâm thì ta để, ngoài Phật dạy ra nghe được rồi, đều không nên để vào trong tâm, công phu chân thật đến nơi. Lão Hoà Thượng Hải Hiền thị phạm cho chúng ta xem, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật.

Ngoài A Di Đà Phật ra thảy đều buông xả, đều không để ở trong tâm, bao gồm cả Kinh Vô Lượng Thọ cũng không để ở trong tâm. Chúng ta muốn học nó, dùng nó để làm công cụ, giúp chúng ta nhận biết càng rõ ràng càng tường tận, nhưng không thể để vào trong tâm.

Để vào trong tâm sai rồi, chỉ cho phép để vào tâm một câu A Di Đà Phật. Lão Hoà Thượng đã làm thị phạm cho chúng ta, làm ra tấm gương đại triệt đại ngộ cho chúng ta.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

***