Thuaàn tònh thuaàn thieän
Phöôùc hueä song tu

hoathuongtinhkhong.vn

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ LẦN THỨ BỐN - TẬP TÁM - A

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

LẦN THỨ BỐN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP TÁM - A
 

Các vị Pháp Sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú trang thứ  một trăm năm mươi ba, đếm từ hàng thứ sáu, xem từ chỗ này: Do thử ngôn chi, bách vạn A tăng chỉ nhân duyên, dĩ khởi Hoa Nghiêm chi điển. Sự hưng khởi của Kinh Hoa Nghiêm là bách vạn A tăng chỉ nhân duyên. Hoa Nghiêm nói duyên sanh, nói thập pháp giới, y chánh trang nghiêm, không có pháp nào không là nhân duyên sinh ra, đây là Kinh Hoa Nghiêm.

Nhất đại sự nhân duyên, dĩ thành Pháp Hoa Chi Giáo, Kinh Hoa Nghiêm hưng khởi là một đại sự nhân duyên, Kinh Pháp Hoa nói tính cụ, Hoa Nghiêm nói duyên khởi tính cụ, là nói tự tánh bản thân của tự tánh duyên khởi, là tự tánh gặp duyên sanh ra. Tác dụng hai bộ Đại Kinh này đều thuộc về Viên giáo nhất thừa.

Diệc duy vi thử pháp chi do tự, hai bộ Đại Kinh này cũng chỉ là phần đầu của Kinh Vô Lượng Thọ mà thôi. Nói một cách khác, Thánh Giáo Tam phần, tất cả Kinh Điển, đại đức thời xưa đều chia thành tự phần, chánh tông phần, lưu thông phần. Trong một đời, giảng Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Pháp Hoa, đều là tự phần.

Kinh Vô Lượng Thọ là chánh tông, phần cách nói này rất hiếm thấy, đề cao Kinh Vô Lượng Thọ. Tất cả các Kinh trong bốn mươi chín năm năm mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Kinh, Vô Lượng Thọ là số một, trên cả Hoa Nghiêm và Pháp Hoa.

Chỉ ra giá trị của Bộ Kinh này cũng là nói tầm quan trọng của pháp môn này, có phải là thật không?

Phía sau có một câu nói, Hoa Nghiêm Kinh mạt, còn một câu nói nữa, từ chỗ này đọc xuống: Cái vị, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, lưỡng Kinh, chỉ thi Bổn Kinh chi đạo dẫn, Bổn Kinh giả chánh thị nhất Đại Tạng giáo chi chỉ quy. Hai câu nói này là của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ viết.

Ở đây cũng là ý nghĩa của Tổ sư đại đức, không phải là phát minh của ông, người xưa cũng nói thế. Bổn Kinh tức là Kinh Vô Lượng Thọ chánh thị nhất Đại Tạng giáo, đó là Đại Tạng Kinh. Tất cả các Kinh Giáo mà trong bốn mươi chín năm Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, không có loại nào không hồi quy Tịnh Độ.

Phía dưới đưa ra ví dụ: Hoa Nghiêm Kinh mạt, Phổ Hiền Đại Sĩ, Thập đại nguyện vương, đạo quy Cực Lạc, thị kỳ minh chứng, đây là chứng minh Hoa Nghiêm sau cùng cũng hồi quy Tịnh Độ chúng ta nhìn thấy trong tham thứ năm mươi ba, Văn Thù, Phổ Hiền chứng được kết quả viên mãn là dùng pháp môn gì?

Tín nguyện, trì danh, vãng sanh Tịnh Độ. Tôi xem đến đoạn Kinh Văn này, mới quy y Tịnh Độ. Trước khi chưa nhìn thấy đoạn Kinh Văn này, tôi tuy tôn trọng Tịnh Độ nhưng không có phát tâm muốn học, cứ ngỡ rằng Hoa Nghiêm, Pháp Hoa là thù thắng.

Tôi học tập những Đại Kinh, Đại Luận này, giảng Kinh Hoa Nghiêm, giảng hết bốn ngàn mấy tiếng đồng hồ, giảng đến say mê hứng thú.

Bạn hỏi tôi có được lợi ích không?

Không có lợi ích thật sự, đây là do nguyên nhân gì?

Dùng lời nói hiện tại mà nói khi trẻ học là kiến thức kiến thức của Phật Giáo, không có khai ngộ. Không có khai ngộ thì không xem là thành tựu không bằng Tịnh Độ.

Câu Phật hiệu của Tịnh Độ, Tín, Nguyện, Trì danh, công đức thật sự. Chỉ cần phát tâm cầu vãng sanh, không ai không có thành tựu. Hoa Nghiêm thì không được, không có.

Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh không xem là thành tựu được, thì bạn sẽ hiểu được, nói đâu phải dễ. Chúng ta xem lại đoạn cuối cùng, đoạn này và trong phần Chú Giải nói đều hoàn toàn giống nhau.

Chúng ta lật lại xem phần Chú Giải: Thánh Giáo như chiên đàn, phiến phiến giai hương, pháp pháp viên đốn, bổn vô cao hạ. Niệm Lão ở đây dùng là hương chiên đàn, chúng ta thường gọi là trầm hương, dùng cái này để so sánh.

Tất cả các giáo mà Đức Thế Tôn nói trong bốn mươi chín năm toàn bộ đều là trong tự tánh mà truyền ra. Cũng giống như chiên đàn Trầm hương vậy mỗi một miếng đều thơm.

Dùng những cái để so sánh các pháp của Thánh Giáo đều viên đốn. Tất cả Kinh Điển giảng trong bốn mươi chín năm năm, mỗi một Bộ Kinh, mỗi một pháp môn đều là viên đốn. Đại pháp, không phân cao thấp, đây là thật không phải giả.

Chúng ta xem Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư, Ngài ở Hoàng Mai trong tám tháng đến Hoàng Mai để tham học Ngũ Tổ. Khi gặp mặt Ngũ Tổ hỏi tình hình cuộc sống gia đình của Ngài, biết được Ngài là một tiều phu, đốn củi ở trên núi gánh ra chợ bán cuộc sống này rất cơ cực.

Hỏi Ngài, đến Hoàng Mai muốn cầu việc gì?

Thông thường những người lên Chùa đều là cầu thăng quan phát tài, đều cầu may mắn.

Ngũ Tổ hỏi Ngài, con đến đây là muốn cầu việc gì?

Huệ Năng Đại Sư trả lời rằng, con đến đây là chỉ muốn làm Phật, đại khái là cả đời của Ngũ Tổ Hòa Thượng Hoằng Nhẫn cũng chưa từng gặp qua người nào như vậy. Ngài đến Chùa là muốn làm Phật. Đến để làm Phật thì phải giúp ông ấy thành Phật, nhân duyên hi hữu.

Dùng cách gì để giúp đỡ ông ấy?

Vẫn là nghề cũ của Ngài phân công cho Ngài đến nhà củi chẻ củi giã gạo trong tám tháng Ngài ở Hoàng Mai, là chỉ làm những việc này từ những ghi chép trong Đàn Kinh chúng ta biết rằng Ngài là người thật thà, nghe lời, làm thật, đây chính là nguyên nhân mà Ngài có thể thành Phật.

Chúng ta không thể có thành tựu, không thật thà, không nghe lời, không chịu làm thật, cho nên học Phật Học cả đời vẫn là phàm phu, niệm Phật không thể vãng sanh.

Vậy bạn có nghĩ đến không?

Huệ Năng Đại Sư làm được, chẻ củi, giã gạo là pháp môn vô thượng, Ngài đã chẻ hết tám tháng, giã hết tám tháng, Ngài đã khai ngộ.

Nói như vậy thì không pháp nào không phải là Phật Pháp?

Chẻ củi, pháp này cũng là pháp viên đốn, giã gạo, pháp này cũng là pháp viên đốn. Huệ Năng Đại Sư làm ra, cho chúng ta nhìn thấy.

Cho nên, đại đức trong tông môn thường nói: Biết không, bạn có biết không?

Biết, vậy pháp nào không phải là Phật Pháp?

Giã gạo, chẻ củi đều là Phật Pháp, không biết, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Vô Lượng Thọ để ngay trước mặt cũng không phải là Phật Pháp.

Tại sao?

Bạn không thể khai ngộ bạn bất quá chỉ ở đây học được một ít Phật Học thường thức đối với giới định huệ tam học không có một chút quan tâm.

Huệ Năng Đại Sư mỗi ngày chẻ củi, giã gạo trong đó đều là giới định huệ Tam Học, chúng ta không hiểu, người ta hiểu, chỉ tám tháng là thành công, Huệ Năng Đại Sư biết Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn Hòa Thượng, cũng biết ngoài hai người này ra, Đạo tràng Hoàng Mai không có ai biết. Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn Hòa Thượng đoán được trong tám tháng đại khái sẽ đến, căn cơ sẽ chín muồi căn chín rồi thì có thể truyền pháp.

Do đó tuyên bố truyền pháp, truyền công khai mỗi một người làm một bài kệ để xem, quả nhiên minh tâm kiến tánh, Y Bát truyền cho Ngài, làm Tổ Sư đời thứ sau. Cái này trong Đàn Kinh ghi chép rất rõ.

Trong ba ngày không có ai trình kệ, vì trong lòng đại chúng hiểu rõ, tổ đời thứ sáu nhất định là Thần Tú Đại Sư, làm sao có thể là người khác được?

Cho nên mọi người cũng bớt chuyện đi, không ai viết, tổ đời thứ sáu sẽ là Thần Tú. Thần Tú Đại Sư bị ép không còn cách nào, không thể không viết, viết rồi lại sợ Ngũ Tổ phê bình.

Sau cùng vì bất đắc dĩ, nhưng không dám đưa cho Ngũ Tổ viết một bài kệ dán lên tường:

Thân là cây Bồ Đề,

Tâm như gương đài sáng,

Thời thời phải lau chùi,

Chớ để cho bụi bám.

Đó là Thần Tú Đại Sư viết.

Ngũ Tổ nhìn thấy tán thán: Khá lắm, để cho đại chúng trong Tự Viện tu hành theo bài kệ này, để mọi người đảnh lễ bài kệ này, đó là trọng pháp, trọng Đạo.

Không nói lời nào, triệu kiến Thần Tú, hỏi ông ấy: Có phải con viết không?

Ông ấy nói: Phải.

Ngũ Tổ nói với ông ấy: Chưa có kiến tánh. Mấy ngày nữa con viết thêm một bài cho ta xem. Chuyện này đều chấn động cả Tự Viện, mọi người đều đọc bài kệ này. Huệ Năng Đại Sư nghe được, nhờ người dẫn Ngài đến chỗ dán bài kệ để cho Ngài lạy, trồng một ít thiện căn. Từ trong câu Kinh Văn này chúng ta có thể hiểu, Huệ Năng Đại Sư thật thà.

Tại sao?

Ở Hoàng Mai đã tám tháng, hoàn cảnh trong Tự Miếu cũng không quen thuộc, Thiền Đường ở đâu không biết, giảng đường ở đâu cũng không biết. Đó mới là người thật thà.

Kêu Ngài giã gạo, thì Ngài ở trong nhà giã gạo trải qua hết tám tháng, trừ nhà giã gạo ra Ngài cái gì cũng không biết, thật thà đến mức độ đó. Người ta dẫn Ngài đến chỗ bài kệ Ngài lạy ba lạy nói với người ta là, tôi cũng có một bài kệ nhờ người ta dán nó lên tường.

Bài kệ này là:

Bồ đề vốn không cây,

Gương sáng cũng không đài,

Xưa nay không một vật,

Nơi nào dính bụi trần.

Sau khi bài kệ này được viết ra, mọi người đều rất kinh ngạc, Ngũ Tổ nghe thấy được, vội vàng đến đó, cởi giày ra, xóa đi bài kệ này nói với mọi người chưa có kiến tánh, lòng của người đều bình lặng.

Ngày thứ hai Ngũ Tổ đi tuần liêu tuần liêu tức là mỗi một nơi trong Tự Viện, Ngài cũng đi đến xem, tuần liêu, dùng cách này để che tai mắt của mọi người để mọi người không cảm thấy kỳ lạ.

Tuần đến nhà giã gạo nhìn thấy Huệ Năng đang ở đó giã gạo, hỏi Ngài gạo chín chưa?

Đây là thiền cõ, người khác nghe không hiểu. Huệ Năng Đại Sư nói, đã chín từ sớm rồi ạ, do khiếm sư tại, chưa có sàng.

Đây là cầu sư tại sàng cái gì?

Cầu Ngũ Tổ ấn chứng cho Ngài. Ngũ Tổ cầm gậy, gõ vào cối xây ba cái, rồi bỏ đi. Huệ Năng Đại Sư hiểu, gõ ba cái tức là nửa đêm canh ba con hãy đến chỗ ta, khi mọi người đều ngủ, hai người họ thật là hiểu nhau.

Canh ba Ngài đến đẩy cửa, đẩy cửa phòng của Phương Trượng, trong cửa không có cài chốt, vừa đẩy vào thì cửa mở, nhìn thấy Ngũ Tổ, Ngũ Tổ kêu Ngài ngồi xuống, dùng Cà Sa quấn lên, đề phòng người khác nhìn thấy, giảng đại ý của Kinh Kim Cang, Ngài không biết chữ, không cần đọc Kinh.

Giảng đến ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm, Ngài liền khai ngộ, sau đó nói năm câu: Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt, nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ, nào ngờ tự tánh vốn không dao động, nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp.

Ngũ Tổ nghe xong nói: Được rồi, phía dưới không cần nói nữa. Y Bát truyền cho Ngài, kêu Ngài mau rời khỏi.

Tại sao?

Sợ người khác không phục, muốn sanh sự Ngũ Tổ, chuẩn bị sẵn thuyền cho Ngài, mau mau rời khỏi đây.

Ngài hỏi: Con phải đi đâu?

Con từ đâu đến thì hãy về đó. Ngũ Tổ ba ngày liền không mở cửa phòng, ba ngày sau đó mới mở cửa phòng ra, nói với mọi người rằng, Y Bát đã đi rồi. Và mọi người đã hiểu là Huệ Năng đã lấy đi, mọi người không cam tâm, không bằng lòng. Những người trong Tự Miếu chia nhau đi tìm, hy vọng là sẽ lấy được Y Bát trở về.

Mọi người trách Ngũ Tổ, là Lão hồ đồ, làm sao có thể giao Y Bát cho người như thế. Người hiểu được tâm ý của Ngũ Tổ chỉ có Thần Tú, Thần Tú biết rõ mình quả thật không bằng Huệ Năng.

Bài kệ của Thần Tú vẫn còn phân biệt, vẫn còn chấp chước, bài kệ của năng Đại Sư, là giải thoát. Đây cũng nói lên rằng, Huệ Năng Đại Sư giã gạo, chẻ củi cũng là pháp môn Ngài tu hành ở Hoàng Mai không ai biết được.

Huệ Năng Đại Sư thượng thượng căn, Ngài hiểu được. Kêu Ngài giã gạo, kêu Ngài chẻ củi, đều tốt có thể thành vô thượng đạo. Giã gạo là giới định tuệ chẻ củi cũng là giới định tuệ, Ngài hiểu điều đó.

Ngài có thể ở trong giới định tuệ tam học này viên mãn, thời gian tám tháng, Ngài đắc tam muội và đã khai ngộ. Nghe Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang, quý vị lật quyển Kinh này xem, chưa đến một phần tý, là Ngài có thể đại triệt đại ngộ.

Cái ngộ này như thế nào?

Cái ngộ này, không phải là hiểu Kinh Kim Cang, tất cả các Kinh Giáo mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong bốn mươi chín năm Ngài đã hoàn toàn thông suốt hết, Ngài hoàn toàn không có chướng ngại.

Chúng ta từ chỗ nào nhìn thấy được?

Nhìn thấy được trong Đàn Kinh. Khi Ngài bỏ trốn, bị những người trong Tự Viện đuổi theo ở thôn Tào Hầu gặp được Tỳ Kheo Vô Tận Tạng vị Tỳ Kheo này là trì Kinh Niết Bàn, mỗi ngày đều tụng cũng là nhất môn thâm nhập, chưa khai ngộ.

Khi bà ấy còn học Kinh, thì lúc đó Huệ Năng được hai mươi tuổi còn chưa xuất gia, còn ở nhà, không phải thân phận xuất gia sau khi Ngài nghe rồi thì giảng cho bà ấy nghe, Tỳ Kheo Vô Tận Tạng khâm phục đến rạp lạy sát đất, dâng Kinh lên thỉnh giáo Ngài.

Ngài nói tôi không biết chữ, bà ấy rất ngạc nhiên, không biết, tại sao ông giảng lại rất rõ ràng như thê?

Cái này không có liên quan đến biết chữ hay không biết chữ. Còn có một thí dụ nữa, Thiền Sư Pháp Đạt đến Tào Khê tham bái, đầu không chạm đất.

Khi đứng lên Lục Tổ hỏi ông ấy, trong lòng của ông nhất định là có chỗ đáng tự hào?

Là cái gì?

Ông ấy nói ra. Ông ấy đã tụng được ba ngàn Bộ Kinh Pháp Hoa. Kinh Pháp Hoa rất dài, tuy là chỉ có bảy quyển nhưng dài. Một ngày là tụng khoảng một bộ, vậy là mười năm ba ngàn bộ, cũng là mười năm nhất môn thâm nhập. Chúng tôi tin tưởng ông ấy đắc Pháp Hoa tam muội, chưa khai ngộ.

Thỉnh giáo Lục Tổ, Lục Tổ nói Kinh này tôi chưa nghe qua, nếu như ông đã đọc nhiều lần như vậy, ông đọc cho tôi nghe thử xem. Kinh Pháp Hoa hai mươi tám phẩm, ông ấy chỉ đọc đến phẩm thứ hai Phẩm Phương Tiện, Lục Tổ nói được rồi, không cần đọc nữa. Tôi biết hết rồi, giảng cho ông ấy nghe, ông ấy liền khai ngộ.

Thế xuất thế gian tất cả các pháp bạn đi hỏi Ngài, Ngài không có cái nào không biết, đây là người kiến tánh.

Tại sao?

Tất cả các pháp là từ trong tự tánh mà ra.

Tự tánh là năng sanh, tất cả các pháp là sở sanh, nếu là đã minh tâm kiến tánh rồi, làm gì có cái đạo lý không biết?

Không có cái gì không biết, Phật Pháp hoàn toàn thông đạt, pháp thế gian cũng hoàn toàn thông đạt, đây là khai ngộ thật sự.

Cho nên giảng dạy Phật Pháp, lấy cái gì làm mục tiêu?

Lấy khai ngộ làm mục tiêu, ngộ có tiểu ngộ, có đại ngộ, có triệt ngộ, đại triệt đại ngộ cái này là thành Phật. tam muội cũng có cạn và sâu.

Tam muội khai ngộ thật sự là không khởi tâm, không động niệm, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, lục căn đối với cảnh giới lục trần không khởi tâm, không động niệm, đây là đại định. Đến chỗ cùng cực là tự tánh vốn có, nào ngờ tự tánh vốn không dao động mà Huệ Năng Đại Sư nói đó là tự tánh vốn có. Tự tánh là chân tâm, nói cho chúng ta biết chân tâm là bất động, chân tâm là định.

Tâm của chúng ta hiện tại luôn thấp tha thấp thỏm vọng niệm rất nhiều, vọng tâm vọng tâm là tâm sanh diệt, là động, không ổn định, chân tâm là bất động.

Từ đó chúng ta hiểu được một ít thông tin, giã gạo tại sao có thể minh tâm kiến tánh?

Chuyên tâm giã gạo, giã cho đến không còn khởi tâm động niệm không phân biệt, không chấp chước, chẻ củi cũng chuyên tâm mà chẻ, làm thật cho đến không còn khởi tâm động niệm không còn phân biệt, chấp chước, đó mới là tự tánh vốn có.

Có được tự tánh vốn có, bất kể là duyên gì?

Đột nhiên sẽ khiến bạn đại triệt đại ngộ. Huệ Năng Đại Sư là nghe Kinh Kim Cang mà khai ngộ, nói cách khác Ngài đắc tam muội trước, cái tam muội này là giã gạo chẻ củi tam muội, không phải là thứ gì khác, nhưng tất cả đều là một thứ.

Tất cả các pháp đều là viên đốn, không có pháp nào không phải là Phật Pháp, không hiểu rõ, thì không pháp nào là Phật Pháp cái đạo lý này không thể không biết. Cho nên trong Kinh Kim Cang nói với chúng ta rằng, pháp pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ cái này thật đấy, không có giả tí nào.

Pháp môn bình đẳng, đại, tiểu thừa bình đẳng, Hiển Giáo, Mật Giáo bình đẳng, thế pháp, Phật Pháp bình đẳng, cái này thật là tuyệt.

Khi Phật Thích Ca Mâu Ni đại triệt đại ngộ là dưới cội Bồ Đề mà nhập định Ngài thành tựu tam muội trong đêm nhìn sao sáng đó là duyên, trong đêm ở đó nhìn thấy sao trên bầu Trời, đại triệt đại ngộ nhân duyên đều không nhất định không nhất định là khi nào?

Không nhất định sẽ gặp cái gì, Ngài đã ngộ. Nhưng điều kiện ngộ là đắc tam muội, thậm thâm tam muội cái tam muội này tức là lục căn ở cảnh giới lục trần thật sự không khởi tâm, không động niệm, không chấp trước là tam muội cạn sở chứng đắc của A La Hán là không phân biệt, sâu, còn Bồ Tát chứng đắc là, không khởi tâm, không động niệm.

Pháp thân Bồ Tát chứng đắc, pháp thân Bồ Tát tức là Phật ở những thông đồ bình thường, là sự giảng giáo đối với phàm phu cổ nhân là nhất môn thâm nhập, đó là một Bộ Kinh, không học bộ thứ hai.

Ở Bộ Kinh này là gì?

Một Bộ Kinh bạn tụng nó, mỗi ngày đều tụng, lúc nào cũng tụng nó, một ngày tụng trên mười tiếng đồng hồ, ba năm không gián đoạn, thì sẽ đắc tam muội tụng Kinh Vô Lượng Thọ tức là niệm Phật tam muội, Tụng Kinh Hoa Nghiêm thì là Hoa Nghiêm tam muội, tụng Kinh Pháp Hoa thì là Pháp Hoa tam muội.

Tên gọi tam muội vô lượng vô biên, định công đạt được là như nhau, cho nên đều có thể khai ngộ. Pháp thế gian cũng không ngoại lệ, bạn nói bộ tứ thư này, nếu như là ngày ngày tụng nó, tụng trên mười năm, ý nghĩa như thế nào không cần để ý đến, tôi một chữ cũng không tụng sai, một câu cũng không tụng xót, tụng trên mười năm thì đắc tam muội, cái tam muội đó có thể làm cho khai ngộ.

Pháp môn bình đẳng, trong Phật Pháp tám vạn bốn ngàn pháp môn bình đẳng, pháp thế gian cùng với Phật Pháp cũng bình đẳng, tại sao bình đẳng?

Đều có thể giúp bạn khai ngộ chúng ta phải hiểu rõ cái đạo lý này, thì bạn mới biết cách học như thế nào.

Không hiểu đạo lý này, bạn học như thế nào cũng không như pháp, tại sao?

Bạn không đạt được định, bạn không khai ngộ, bạn vẫn còn vọng tưởng, vẫn còn phân biệt, vẫn còn chấp chước. Vọng tưởng, phân biệt, chấp chước đều có đủ, đây là lục đạo phàm phu.

Cho nên, hai câu này chúng ta phải hiểu rõ, đối với tất cả các pháp chúng ta phải có lòng tôn trọng, không dám khinh mạn, biết rằng tất cả các pháp là vốn không có cao thấp.

Tại sao lại có cao thấp?

Duy dĩ chúng sanh cấu trọng chướng thâm, tâm thô trí liệt, cơ ngộ vương thiện, nhi bất năng xan.

Cái này dùng để so sánh, chúng ta tại sao nhìn thấy được pháp bất bình đẳng?

Đây là chúng ta, cấu tức là ô nhiễm, cái gì ô nhiễm?

Phiền não làm bạn ô nhiễm, mê hoặc chướng ngại bạn. Bạn không có trí tuệ, không có định công, cấu trọng chướng thâm. Tâm thô trí liệt, tức là chúng ta nói đại khái qua loa, nóng nảy bồng bột, tâm thái như vậy học Phật rất khó.

Trong Phật giáo chúng ta tụng một Bộ Kinh, tụng Kinh không có ý gì khác tụng Kinh là tu định. Chúng ta không phải là thượng thượng căn, kêu chúng ta mỗi ngày giã gạo, chẻ củi chúng ta không khai ngộ được, Huệ Năng Đại Sư Ngài cao minh hơnn chúng ta.

Đối với phần tử trí thức cách tiện lợi nhất tức là kêu họ tụng Kinh, tụng Kinh là gì?

Tu định, tuyệt đối không thể nghĩ Kinh này câu này có ý nghĩa gì?

Đoạn này có ý nghĩa gì?

Vậy là không được, như vậy bạn vẫn còn phân biệt, vẫn còn chấp chước bạn không thể thành tựu, bạn không cắt đứt được phiền não, bạn không đắc tam muội, phải tụng như thế nào?

Từ Như thị ngã văn một mạch tụng tới, bất kể nó là ý nghĩa gì, nhất định không cần nghĩ ý nghĩa của Kinh là gì?

Kinh không có ý nghĩa, chỉ cần không tụng sai chữ, không tụng xót chữ, chỉ cần nắm chắc cái này, ý nghĩa là gì đừng để ý đến nó. Mỗi ngày tụng, chân thành mà tụng, tụng đến mấy ngàn lần, sẽ đắc tam muội.

Tại sao?

Mục đích đã đạt rồi, cái mục đích này tức là trên đề Kinh. Thanh tịnh, bình đẳng, giác, niệm đến tâm thanh tịnh hiện tiền, tâm thanh tịnh sẽ sanh trí tuệ, tiểu trí tuệ, là trí tuệ tiểu thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, những người này thông minh hơn người bình thường nhiều.

***