Thuaàn tònh thuaàn thieän
Phöôùc hueä song tu

hoathuongtinhkhong.vn

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ LẦN THỨ BỐN - TẬP TÁM - B

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

LẦN THỨ BỐN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP TÁM - B
 

Nếu như được tâm bình đẳng, bình đẳng là không có phân biệt, Bồ Tát tu sở đắc, được nâng cao lên. Tâm Bồ Tát bình đẳng, tâm tiểu thừa thanh tịnh, đây đều được xem là đắc tam muội.

Giác tức là khai ngộ, tức là tự kiến, đọc sách ngàn lần, nghĩa kia tự thấy, tự mình sẽ hiểu được. Cái hiểu này là hoàn toàn hiểu hết, không phải là chỉ hiểu một câu, hay hiểu một đoạn.

Hiểu hết toàn bộ sách, những sách chưa học qua, chỉ cần vừa xem thì đã hiểu, vừa nghe thì đã hiểu, không xem, không nghe thì không biết, vừa xem vừa nghe một lần thì sẽ biết hết. Trí tuệ của Phật Giáo, phương pháp giảng dạy, lý niệm giảng dạy của Phật Giáo cùng với thế gian hoàn toàn khác nhau.

Khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa, những phương pháp, lý niệm, trí tuệ này, Nho Giáo đã có được, nó đã tiếp nhận, Đạo Giáo cũng đã tiếp nhận cho nên Phật nói giới định tuệ, nhân giới đắc định, nhân định khai tuệ, khai tuệ tức là nhìn thấu Nho và Đạo đều hiểu, đều rõ ràng hết, đều tiếp nhận.

Đây chính là Nhà Phật làm cho Nho và Đạo nâng cao lên với biên độ lớn, những bậc thầy trong Phật Môn xem Kinh của Nho Giáo, Đạo Giáo cùng với Phật Giáo đều như nhau.

Cho nên Nho Thích Đạo của Trung Hoa là một nhà, bề ngoài thì có phân chia, trên thực tế thì không có, họ đã quán thông hết, phàm phu chúng ta tức là ở bốn chữ này, cấu trọng chướng thâm.

Chúng ta làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?

Lúc nãy đã nói, nhất môn thâm nhập thì có thể tiêu trừ nghiệp chướng, có thể được thanh tịnh. Không nên nghĩ đến ý nghĩa của Kinh, nếu như nghĩ đến nghĩa của Kinh tức là ô nhiễm, tức là phân biệt, cho nên đừng nên nghĩ đến.

Mục đích tụng Kinh là gì?

Mục đích tụng Kinh là cầu Thanh tịnh, bình đẳng, giác.

Đây mới là làm thật, đây là hiểu, tông môn thường nói Hội Ma, đó tức là hiểu, hiểu cái gì?

Không phân biệt không chấp chước cái này là hiểu, không khởi tâm, không động niệm. Nếu không, tâm thô trí liệt, trí liệt là không có trí tuệ, đại khái qua loa, người này gặp được Phật Pháp cũng không nhập môn được, nghe giảng Kinh thuyết pháp cũng nghe sơ xài.

Huệ Năng Đại Sư vừa nghe thì đã khai ngộ, chúng ta nghe rồi, nghe cũng không hiểu, tại sao?

Tâm của thanh tịnh. Ngài không có vọng tưởng, Ngài không có tạp niệm, đạo lý chính là ở đây.

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta rằng: Sanh Phật bình đẳng, chúng sanh và Phật là bình đẳng.

Có chỗ khác nhau: Phật, Bồ Tát rời xa trần cấu, không có chướng ngại. Sự ô nhiễm thân tâm của những kẻ phàm phu chúng ta mỗi ngày một nghiêm trọng, mỗi năm một nghiêm trọng. Học Phật còn chấp tướng học Phật, ở trong Phật Pháp còn khởi tâm phân biệt, còn chấp chước, cái này là sai.

Vậy còn học gì nữa, học Phật là học tri thức, học tri thức của Phật Pháp là pháp thế gian không phải Phật Pháp, vì tri thức không thể liễu sanh tử, không thể thoát tam giới.

Tri thức của Phật Pháp, là điều thiện sau này học rất tốt, kiếp sau sanh vào Tam Thiện đạo, không thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, cái này không thể không biết nếu như gặp pháp môn Tịnh Độ, nếu như may mắn, bạn tín, nguyện, trì danh sẽ vãng sanh Tịnh Độ, vãng sanh Tịnh Độ là thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi thập pháp giới, sanh ra ở Thế Giới Cực Lạc thì Phàm Thánh đồng cư thổ.

Nhưng Thế Giới Cực Lạc thù thắng, tại sao?

Thế giới này cùng với thế giới của tất cả Chư Phật hoàn toàn khác nhau. Thế Giới Chư Phật là duyên khởi duyên khởi trong Kinh Hoa Nghiêm, nhân duyên sanh pháp, có sanh có diệt, Thế Giới Cực Lạc là tánh khởi, là tự tánh mà ra, tự tánh bất sanh bất diệt, tự tánh bất cấu bất tịnh.

Cho nên Thế Giới Cực Lạc tứ thổ Tam Bối Cửu Phẩm toàn là tánh khởi, nó không phải là duyên khởi cái này rất là hiếm có, cho nên tất cả chúng ta nhất định phải ghi nhớ cơ hội này rất là hiếm có, bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.

Cư sĩ Bành Tế Thanh nói với chúng ta rằng là: Một ngày, vô lượng kiếp hiếm có, khó gặp được.

Chúng ta đã gặp được cái ý nghĩa này tức là bạn làm thể nào để gặp được pháp môn Tịnh Độ?

Bạn làm thế nào để gặp được Kinh Vô Lượng Thọ, vô lượng kiếp hiếm có khó gặp, bạn làm thế nào gặp gỡ được?

Sự gặp gỡ này không phải là ngẫu nhiên, trong Kinh đại thừa Phật nói, có thể gặp gỡ được đều do trong quá khứ nhiều đời nhiều kiếp cúng dường vô lượng Chư Phật Như Lai, có thiện căn lớn, nên kiếp này bạn được gặp gỡ.

Được sự gia trì của vô lượng Chư Phật, cho nên bạn có thể tin, bạn có thể nguyện, bạn có thể chân thật xưng niệm, cũng giống như Lão Hòa Thượng Hải Hiền, tuy không biết chữ, nhưng thiện căn phước đức nhân duyên của Ngài đầy đủ, gặp được là sẽ thành công.

Hai mươi tuổi xuất gia, sư phụ dạy Ngài một câu A Di Đà Phật, Ngài trì niệm xuyên suốt, thành công của Ngài tức là thật thà, nghe lời, làm thật.

Cho đến mười trăm mười hai tuổi, trong chín mươi hai năm qua, một câu Phật hiệu không có gián đoạn. Ngoài câu Phật hiệu ra, Ngài không có vọng tưởng, không có tạp niệm, tâm của Ngài là tâm thanh tịnh, là tâm bình đẳng.

Thanh tịnh, bình đẳng có làm được không?

Thanh tịnh là A La Hán, Bích Chi Phật, bình đẳng là Chư Đại Bồ Tát. Ngài làm ra tấm gương sáng cho chúng ta thấy, chúng ta phải nhìn ra, phải nhận thấy. Chiếc đĩa phim này đưa đến tay tôi, tôi vừa xem thì đã hiểu.

Rất nhiều người xem không hiểu, họ xem rồi cũng không hiểu. Đoạn phim này thời gian không dài, chỉ có 50 phút, mỗi một hình ảnh, bạn kỹ càng dùng Kinh Vô Lượng Thọ để đối chiếu, có thể toàn bộ đối ứng nhau.

Cho nên sau khi tôi xem hết nói với mọi người rằng, chiếc đĩa này là sự tổng kết của Kinh Vô Lượng Thọ, là cái thiết thực của Kinh Vô Lượng Thọ chúng ta đang nghiên cứu Kinh Văn, nghiên cứu Chú Giải, vẫn không hoàn toàn hiểu hết, Ngài đã làm được, Ngài đã thực hành, hoàn toàn làm cho Kinh Vô Lượng Thọ trở thành cuộc sống, trở thành công việc, trở thành cách đối nhân xử thế, xử sự.

Thân khẩu ý, tam nghiệp của Ngài cùng với Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ hoàn toàn tương ứng nhau, Ngài làm thế nào có thể thành Phật?

Ngài rất chân thật.

Người ta hỏi Ngài: Ông thấy Phật A Di Đà rồi à? 

Ngài thừa nhận.

Những người hỏi Ngài cũng là tâm thô trí liệt, tại sao?

Không có hỏi Ngài ông đã thấy qua bao nhiêu lần?

Khẳng định là không chỉ một lần, vào thời Đông Tấn, Sơ Tổ Tịnh Độ Tông của chúng ta Viễn Công Lão Hòa Thượng, cả đời thấy được Phật bốn lần, Lão Hòa Thượng Hải Hiền tuyệt đối không chỉ là bốn lần, chín mươi hai năm, nhất định không chỉ thế.

Tại sao không sớm vãng sanh?

Ngài phải sớm vãng sanh, lúc Ngài hai mươi mấy tuổi thì có thể vãng sanh, tại sao?

Điều kiện vãng sanh tất cả đầy đủ hết, nhưng cái thế gian này tìm được một người thật thà, nghe lời, làm thật như Ngài, tìm không ra, cho nên Phật A Di Đà bảo Ngài lưu lại thế gian này để làm biểu pháp.

Biểu pháp gì?

Thì biểu pháp thật thà, nghe lời, làm thật này. Tức là biểu những pháp này, hiếu thuận cha mẹ, tôn kính Lão Sư tôn. Kính Lão Sư có thể làm theo Lão Sư. Sau khi thầy qua đời, làm một cái Tháp nhỏ, mang tro cốt chôn ở nơi đó.

Thầy Ngài biết tương lai sẽ có nạn kiếp, mang tro cốt đặt dưới tấm bảng đá, không phải đặt ở bên trên, đáng lẽ phải đặt bên trên, kiếp nạn gặp phải là hồng vệ binh, những hồng vệ binh này mở cái Tháp tro cốt của sư phụ Ngài ra, bên trong không có tro cốt, ép hỏi Ngài.

Lão Hòa Thượng chịu hết tất cả đau khổ, cũng không nói ra, nói là không ai hiểu sau khi chuyện đó đã qua. Đại cách mạng văn hóa cũng kết thúc, Ngài mang tro cốt của sư phụ an táng lại.

Xây một cái Tháp, dựng bia an táng, lúc này mới phát hiện ra là ở dưới tấm bảng đá từ nơi chỗ này, nhìn thấy cái gì?

Ngài hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự Sư trưởng. Trong Tịnh nghiệp tam phước hai điều trước, bạn nhìn thấy được, phụ thân bất hạnh, bốn mươi mấy tuổi ăn xin để nuôi cả nhà, gặp thổ phỉ cướp giật hết ở một thôn trang, đốt sạch nhà cửa.

Ông đi cứu hỏa, bị thổ phỉ bắt gặp, chúng đánh chết ông, trong đĩa cũng có nói, có một đàn chó giữ xác của ông không cho ai tiếp cận, chó cũng biết là người tốt, phụ thân của Bồ Tát, đợi người nhà đến mang tử thi đi mai táng, cả đàn chó canh giữ, chó rất là nghĩa khí, người không được như chó.

Mẫu thân Ngài già cả, không ai chăm sóc, rước vào Tự Miếu để phụng dưỡng mẹ già. Vào năm mẹ Ngài 86 tuổi, đột nhiên phải trở về quê cũ, nói với Hiền Lão Hòa Thượng rằng, bà ấy muốn về quê cũ.

Lão Hòa Thượng khuyên mẹ nhiều lần đều không chịu nghe, nhất định phải trở về quê cũ. Lão Hòa Thượng rất hiếu thảo, cùng mẹ trở về quê cũ.

Sau khi về đến quê nhà, không bao lâu gọi con gái của bà trở về, cháu gái họ trở về, đều là bà con. Còn mấy người bà con nữa, cũng đều gọi họ về hết. Mẹ Ngài đích thân gói sủi cảo tiếp đãi cả nhà dùng cơm. Sau khi dùng cơm xong, bà ngồi trên ghế, xếp bằng lại, nói với mọi người là Ta đi đây, thực sự là ra đi, bạn xem tự tại biết bao.

Đây là cái gì?

Đây là biểu diễn cho hậu nhân của bà xem, các vị phải học được như vậy mới phải. Bà ấy có thể làm được, mỗi người các vị cũng có thể làm được. Ba người đến Phật tự đi trước là Hải Khánh Đại Sư khi ra đi Ngài tám mươi hai tuổi, giới lạp bảy mươi mốt tuổi tức là Ngài xuất gia bảy mươi mốt năm, một câu Phật hiệu niệm hết bảy mươi mốt năm.

Lão Hòa Thượng Hải Hiền một câu A Di Đà Phật niệm hết chín mươi hai năm, mẫu thân của hiền Lão thọ tám mươi sáu tuổi, cũng là từ nhỏ thì Niệm Phật, ăn chay trường, cả một đời chịu khổ nhọc. Quả là bất khả tý nghì.

Bởi vì dưới hoàn cảnh đó điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, mẹ Ngài ra đi, Ngài dùng ván ép, ván ép rất mỏng để đóng quan tài, để chôn mẹ. Ngài cứ cảm thấy có lỗi với mẹ, vì không làm hết bổn phận làm con. Tám năm, tám năm sau, hoàn cảnh khá một chút, nghĩ đến việc an táng mẹ lại.

Ngài đã đào mộ lên, khi mở quan tài ra không thấy người nữa, quả là không có. Trong quan tài chỉ có ba cây đinh đóng quan tài, người thì không thấy.

Cho đến bây giờ cũng không có người hiểu ra có phải là Bồ Tát hóa thân không. Suy ngẫm đây là người một nhà, ai ai cũng đều có lai lịch, ai ai cũng đều có biểu pháp.

Chúng ta muốn học Phật, trước tiên phải có đủ điều kiện học Phật, sau đó phải biết con đường học Phật, cách đi như thế nào. Điều kiện của chính bản thân mình phía trước đã nói qua, thật thà, nghe lời, làm thật.

Vậy trong Nhà Phật, con đường lớn này tức là giới định tuệ Tam học, nhân giới đắc định, nhân định khai tuệ, cách người xưa dạy cho chúng ta đó là giới luật, thí dụ dạy bạn tụng Kinh nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, đọc sách ngàn lần, nghĩa kia tự thấy đây cũng đều là quy củ, cũng tức là giới luật. Bạn không tuân thủ cái này, bạn học sẽ không thành công.

Phải buông bỏ phiền não, tập khí, tu cái gì đây?

Tu Tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, bất kể dùng phương pháp gì đều có thể được. Tỳ Kheo Vô Tận Tạng dùng phương pháp tụng Kinh, nhất môn thâm nhập, Kinh Niết Bàn, sau cùng thì đại triệt đại ngộ.

Pháp Sư Pháp Đạt thì một Bộ Kinh Pháp Hoa, dùng phương pháp tụng Kinh. Tụng Kinh không phải là nói ý nghĩa bên trong, dùng phương pháp tụng Kinh tu định, đọc sách ngàn lần.

Đây là định cắt đứt vọng tưởng, cắt đứt tạp niệm, đọc cho dứt hết thị phi nhân ngã. Tâm thanh tịnh xuất hiện, tâm bình đẳng xuất hiện đó mới là khai ngộ, khai ngộ thì là nhìn thấu phương pháp này, hai trăm năm trước trong xã hội Trung Hoa, Nho Thích Đạo đều có dùng không ai không biết gần đây nhất hai trăm năm thì đã biến mất.

Tại sao biến mất?

Văn minh phương Tây truyền vào Trung Hoa, mọi người đối với khoa học máy móc của phương Tây cho rằng những thứ này là rất tiên tiến, những thứ này Trung Hoa không có, và đã mê muội chúng. Không cần những thứ của người Trung Hoa, bắt chước ngoại quốc.

100 năm trước là những năm cuối của Triều Thanh, từ chỗ Từ Hy Thái Hậu không xem trọng, không xem trọng văn hóa của Tổ Tiên, tình hình ngày càng sa sút, đến những năm đầu Dân Quốc, còn có người nói, nhưng không có ai làm theo, những người trẻ tuổi càng không thèm dòm ngó đến.

Sau cuộc chiến tranh Trung Nhật tám năm, hoàn toàn không còn nữa, những người nói được cũng không còn, đây là một chuyện đáng buồn.

Ở tuổi của tôi, sanh ra ở dưới quê. Nếu như sanh ra ở thành thị, thì cũng xong luôn. Ở dưới quê rất lạc hậu, rất bảo thủ, cho nên đối với văn hóa truyền thống còn chạm được một ít ranh giới. Văn hóa truyền thống, lúc bảy tám tuổi có thể còn nhớ được chuyện. Còn nhớ được chút ít.

Sau mười tuổi, dọn đến thành thị ở, từ đó về sau không còn được gặp lại nữa. Không những không được gặp lại nữa, nghe cũng chẳng được nghe thấy, không có ai nói đến. Trong những sách vở này nhìn thấy được tiến sĩ Anh Quốc Arnold Joseph Toynbee đến thăm Nhật Bản.

Cuộc nói chuyện có ghi chép, cho ra một quyển sách vào năm 1970. Tôi xem quyển sách này, người Anh và ông ấy đối với văn hóa truyền thống của người Trung Hoa rất là tán thán.

Ông ấy ở Nhật Bản nói với mọi người giải quyết vấn đề xã hội thế kỷ hai mươi mốt, tức là hiện nay, hiện nay là thế kỷ hai mươi mốt, ông nói: Chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và đại thừa Phật Pháp của Trung Hoa. Tôi nhìn thấy hai câu nói này cảm thấy rất kinh ngạc, tôi đồng ý cách nhìn của ông ấy, khẳng định cách nhìn của ông ấy, tin tưởng cách nhìn của ông ấy, cách nhìn của ông ấy không sai. Nhưng mà cách nhìn này những người Âu Châu, có rất ít người đi nghiên cứu thảo luận.

Tôi có hai lần đến thăm Luân Đôn, đến thăm trường Đại Học Oxford, Đại Học Cambridge và Đại Học Luân Đôn. Ba trường Đại Học này đều có khoa Hán Học, tôi giao lưu với học sinh, Giáo Sư của họ.

Tôi hỏi họ: Lời của tiến sĩ Arnold Joseph Toynbee các bạn có tin không?

Họ không trả lời tôi, nhìn tôi rồi cười.

Tôi đợi hết mấy phút, không có ai chịu nói tôi hỏi ngược lại: Chẳng lẽ lời của tiến sĩ Arnold Joseph Toynbee là sai?

Cũng không ai đáp với tôi, sau cùng vẫn là ép tôi nói chuyện.

Tôi nói: Nếu như các bạn hỏi tôi câu này, tôi sẽ nói với các bạn rằng, lời của tiến sĩ Arnold Joseph Toynbee là không sai, tuyệt đối chính xác.

Tại sao các bạn không dám trả lời tôi?

Danh tiếng của tiến sĩ Arnold Joseph Toynbee rất lớn, không dám phê bình ông ấy. Cho nên, các bạn giữ thái độ tôi nói các bạn rất thông minh, không tán thành cũng không phản đối.

Tại sao không tán thành?

Vì tôi là người Trung Hoa, mọi người đều biết.

Nếu như những thứ của người Trung Hoa tốt như vậy, tại sao các bạn không chịu học?

Tôi tin rằng cái này có nguyên nhân, các bạn hoài nghi, không dám nói. Đây là sự thật không phải giả. Họ không biết rằng, hai trăm năm trước người Trung Hoa ai ai cũng đều học, hai trăm năm sau người Trung Hoa không còn học nữa, họ đã quên mất nó. tiến sĩ Arnold Joseph Toynbee hiểu, ông nói không sai.

Vì đối tượng mà tôi viếng thăm là những học sinh khoa Hán Học, họ không phải là người tầm thường. Khoa Hán Học là học sách cổ của người Trung Hoa, những người học văn hóa truyền thống cổ của Trung Hoa, họ nói tiếng Bắc Kinh rất là chuẩn.

Họ có thể đọc được Cổ Văn, tôi rất khâm phục họ, tôi hỏi: Các bạn học tiếng Hoa, học văn tự, Cổ Văn của Trung Hoa, đã học được bao lâu rồi?

Họ trả lời là: Đã học ba năm rồi.

Quả là hiếm thấy. Chỉ trong ba năm mà họ có thể đọc được Cổ Văn của người Trung Hoa, chúng tôi rất là khâm phục họ. Người ngoại quốc học hành rất là chăm chỉ, trừ khi họ không chịu học. Thái độ học tập của họ rất nghiêm túc.

Lúc tôi ở Mỹ, có viếng thăm qua Đại Học Newyork. Trong trường Đại Học này cũng có khoa Trung văn. Tôi hỏi những người nước ngoài, họ học khoa Trung văn học cũng đã được ba năm.

Cho thấy việc này không khó, chỉ có thời gian ba năm thì có thể lấy được chiếc chìa khóa của Tứ Khố Toàn Thư, Trung Hoa văn ngôn văn là chiếc chìa khóa để mở Tứ Khố Toàn Thư, bây giờ người ngoại quốc học càng ngày càng nhiều.

Ở Trung Hoa gần đây, chúng ta có thấy được sự giác ngộ, họ đã giác ngộ, giống như là đã tỉnh mộng vậy. Những nhà lãnh đạo ở Trung Hoa đã kêu gọi khôi phục văn hóa truyền thống. Trong văn hóa truyền thống, đúng là có những cái hay, có thể cứu văn tình hình hiện nay, có thể cứu văn toàn cầu.

Điều trước tiên là chúng ta phải nhận thức nó một cách chính xác, phải học tập, học tập bây giờ có khó khăn, tại sao?

Điều kiện học tập không đầy đủ, điều kiện là văn ngôn văn và chữ Hán. Tứ Khố Toàn Thư hoàn toàn là viết bằng Cổ Văn, dùng chữ Hán, không phải là dạng giản thể, mà là dùng chính thể, tức là chính khải, viết bằng chữ Hán chính thể.

Là trí tuệ mấy ngàn năm nay của Tổ Tiên và Thánh Hiền. Triết lý quan niệm giảng dạy hoặc chúng ta gọi là học tập, triết lý quan niệm học tập, phương pháp học tập, hiệu quả học tập, Kinh nghiệm học tập, đều ở trong Tứ Khố Toàn Thư.

Đây mới thật là báu vật, cái báu vật này có thể giúp cho chúng ta giải quyết tất cả vấn đề, nghi nan khốn khó, không có cái nào không thể giải quyết.

Đường Thái Tông mọi người đều biết, Ngài làm Hoàng Đế lúc hai mươi bảy tuổi, cai trị một quốc gia rộng lớn, nhân khẩu đông đúc chúng ta tin rằng là Ngài không có đi học qua, vì khi Ngài mười sáu tuổi đã cầm binh đánh giặc.

Ngài là một tướng quân, sau khi làm hoàng đế Ngài đã nghĩ đến việc làm sao để cai quản đất nước, Ngài tìm ở cổ nhân, ở Thánh Hiền, bắt đầu từ thời đại của Ngài trở về trước hai ngàn năm trước, bắt đầu từ thời Tam hoàng Ngũ Đế, và lịch Đại Thánh Hiền để lại những lời giáo huấn, Ngài chỉ cần Kinh, sử, tử ba loại này, tập Ngài không cần, đó là mảng văn học.

Ở đây có nói đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ cho người đem những văn tự này tất cả đều ghi chép lại cho Ngài xem, bộ này gọi là Quần Thư Trị Yếu.

Vậy là gì?

Là cái tinh hoa của tinh hoa trong Tứ Khố Toàn Thư. Những thứ này cho đến nay vẫn còn có tác dụng, chúng ta đã tìm được nó và đã in ấn ra rồi, không những ở Trung Hoa, mà nó ảnh hưởng cả thế giới. Mỗi câu mỗi chữ đều là tinh hoa, đối với xã hội hiện nay nó vẫn còn có tác dụng, chúng ta đọc những đoạn Kinh Văn này, sẽ thấy chúng có rất nhiều ý nghĩa.

Hôm nay, chúng ta học Bộ Kinh này là lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập cho chúng ta. Bản Hội Tập của Kinh Vô Lượng Thọ bản Hội Tập này là căn cứ vào bản Hội Tập của Vương Long Thư và bản Hội Tập của Ngụy Mặc Thâm lúc trước.

Cư sĩ Vương Long Thư Niệm Phật rồi đứng mà vãng sanh, Long Thư Tịnh Độ văn được lưu truyền cho đến ngày nay, không có ai không thích, là đại thiện tri thức.

Những quyển hội tập thu thập được đều có chút khuyết điểm nhỏ chưa làm được hoàn thiện, Đại đức tổ sư nhiều đời có phê bình cho nên ở thời Dân Quốc, lúc chiến tranh, lão cư sĩ Hạ Liên Cư dùng hết thời gian mười năm, hội tập lại từ đầu thành Bộ Kinh Điển này.

Tất cả những thiếu xót của cổ nhân toàn bộ đều được chỉnh sửa lại, trở thành quyển Thiện bổn thật sự của Kinh Vô Lượng Thọ này.

Quyển Kinh này, những người trước tôi một đời rất nhiều người chưa được thấy qua, tại vì số lượng in ấn rất ít, hơn nữa nước Trung Hoa quá rộng lớn, luật hàng Lão Pháp Sư từ Đại Lục mang sang Đài Loan mấy quyển, tặng cho Lý Lão Sư ở Đài Trung, nên chúng tôi mới có cơ hội nhìn thấy. Lý Lão Sư nhìn thấy quyển Kinh này, thấy Thầy Ngài, cư sĩ Mai Quang Hy viết một bài lời tựa dài, tiến cử giới thiệu.

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ Chú Giải, thì Lý Lão Sư không thấy. Phần Chú Giải của Ngài là trí tuệ chân thật, không phải dùng ý nghĩ của bản thân mà giảng Kinh, hoàn toàn dựa vào Kinh Luận và sự khai thị của Tổ sư đại đức.

Đoạn này là ai giảng?

Bạn xem chúng ta đọc phần cuối trong Đại Thế Chí Viên Thông nói. Mỗi một đoạn chú thích nhỏ đều có xuất xứ, không phải tự Ngài nói, tôi từ Bộ Kinh nào, trong phần luận nào trích ra, trong Chú Giải của Tổ sư đại đức nào chép ra.

Cái thứ nhất là rõ ràng bản thân Ngài khiêm tốn, cái thứ hai cũng là sự từ bi chân thật khiến cho chúng ta đọc phần Chú Giải này cũng bằng với việc đọc hết tám mươi ba Bộ Kinh Luận và một trăm mười loại trước tác của Tổ sư đại đức.

Cái này rất tốt. Để cho chúng ta học Bộ Kinh này, bằng với việc học hết toàn bộ tinh hoa của bộ Đại Tạng Kinh bộ Chú Giải này. Bộ Kinh này, Kinh là cái chủ chốt trong Kinh Điển của Phật giống như Quần Thư Trị Yếu vậy, quan trọng nhất, Chú cũng là quần Kinh cùng với bộ phận chủ yếu trong chú sớ của Tổ sư đại đức, tất cả đều được chép ra ở đây.

Cho nên, Bộ Kinh này cũng tức là biển rộng tri thức, trong Kinh Hoa Nghiêm nói một là tất cả, tất cả là một một Bộ Kinh này là tất cả các Kinh.

Phần Chú Giải này, ngoài tất cả các Kinh ra, còn có sự khai thị của tất cả Tổ sư đại đức, hiếm có khó gặp. Tôi có bộ đầu tiên, thật sự là bộ đầu tiên.

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ viết thành một bộ dùng sơn dầu in, mang sang Hoa Kỳ, tôi gặp Ngài ở Hoa Kỳ Ngài tặng cả Bộ Kinh cho tôi, chỉ mang theo có Bộ Kinh này sau khi xem xong, tôi rất là cảm động và thỉnh giáo Ngài Ngài có bản quyền không?

Ngài nói ông hỏi tôi chuyện này để làm gì?

Có bản quyền, tôi tôn trọng Ngài, không có bản quyền, tôi đem đi Đài Loan phiên ấn. Ngài vừa nghe xong rất vui mừng, không có bản quyền, và muốn tôi viết trên đó một bài lời tựa trên trang bìa viết tựa đề, tôi cũng làm theo ý Ngài.

Sau khi chúng tôi quen biết nhau, lúc đó mỗi năm tôi đều có về Trung Quốc và đến Bắc Kinh thăm Ngài, ít nhất mỗi năm ba bốn lần về nước là thăm Ngài, thỉnh giáo Ngài nói thật Ngài là biểu pháp cho chúng ta nhìn thấy, trong thời đại này, muốn chú Kinh thì dùng phương pháp của Ngài, Tập chú.

Tập Kinh Luận chú sớ của đại đức xưa để chú Kinh phải có thời gian xem nhiều, kiến thức rất là sâu rộng, bạn không xem bạn làm sao tìm ra?

Trong một Bộ Kinh chỉ tìm mấy câu, Ngài dùng hết tám mươi ba Bộ Kinh Luận, một trăm mười loại trước tác của Tổ Sư. Tôi đến thăm Ngài, đến nhà Ngài. Gian phòng không lớn, chỉ rộng bằng một nửa phòng nhiếp ảnh của chúng ta, một cái giường và một cái bàn, cái bàn để viết chữ. Gian phòng rất nhỏ, những nơi trống Ngài chất những quyển Kinh Thư và sách tham khảo.

Tôi rất là ngạc nhiên, hỏi Ngài: Những quyển sách này từ đâu mà có?

Ngài làm sao tìm được những thứ này?

Tam Bảo gia trì. Có người biết Ngài Chú Giải Kinh Sách, nên giúp Ngài thu tập những tài liệu này. Tài liệu vừa đưa đến là vội vàng xem, khi thấy trong sách có những gì, liền dùng bút đỏ viết lên, làm ký hiệu để sau này áp dụng. Khi tuổi già sức khỏe không tốt, chúng tôi gặp mặt nhau rất là hoan hỷ.

Vào lúc đó, tôi ở nước ngoài giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Giảng Kinh này chỉ có một mình tôi, còn ở trong nước thì có Ngài, không có ai giảng, không có ai học. Cho nên chúng tôi trở thành bạn thân chí đồng đạo hợp.

Tôi sử dụng Bộ Kinh này là do thầy tôi lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam truyền giảng cho tôi, thầy đã từng ở Đài Nam giảng qua một lần. Chú Giải đơn giản, từng đoạn kết hợp lại, ở chỗ trống bên góc Kinh Thư, viết chữ Chú Giải vào chỗ này, gọi là my chú.

Quyển Kinh này rất nhiều người chưa xem qua, khi thầy vãng sanh, tôi mang quyển Kinh này in mười ngàn quyển, lưu hành ở hải ngoại, sau hai ba năm mới lưu hành ở Đài Loan. Quyển Kinh này, Mi Chú là của Lý Lão Sư tôi giảng hết mười lần.

Đọc thuộc hết phần Chú Giải này. Mấy năm trước, khi tôi ở tuổi tám mươi năm, bốn năm trước, tám mươi năm tuổi vào ngày tiết thanh minh tôi đã buông xả hết tất cả các Kinh.

Trong Kinh Kim Cang nói: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp. Kinh Hoa Nghiêm không có nói hết, không có, đã bỏ mất. Phát tâm chuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ một năm giảng một bộ, sống một năm thì giảng một bộ, sống mười năm giảng mười bộ, những Kinh khác tất cả đều không giảng nữa.

Tôi đề xướng một Bộ Kinh, một câu A Di Đà Phật, chuyên tu chuyên hoằng. Trong trường mời tôi giảng Kinh, tôi cũng giảng Bộ Kinh này.

Malaysia dựng lên Học Viện Hán Học, Học Viện Hán Học có Nho Thích Đạo. Trường Đại Học Hồi Giáo Indonesia cũng có Học Viện Hán Học, cũng là đào tạo đội ngũ giáo viên của Nho Thích Đạo.

Cho nên khi tôi có cơ hội ở trong trường giảng một lần. Chương trình học chính thức của trường Đại Học Hồi Giáo Indonesia, là trường của quốc gia thành lập, có học vị, đây là chuyện tốt, người xuất gia cũng có cơ hội đến đây để lấy học vị tiến sĩ.

Chúng tôi hy vọng rằng, trong nền giáo dục truyền thống Trung Hoa, trí tuệ, lý niệm, phương pháp, kinh nghiệm của loại giáo dục này. Có thể nói với mọi người, chúng ta cần phải khôi phục lại nó dạy học, nhất định phải lấy đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh làm mục tiêu. Cần phải thật sự đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy văn hóa truyền thống của Tổ Tiên.

Cái quan trọng hơn tất cả mọi thứ ở thời điểm hiện nay: Tại sao phải học Bộ Kinh này?

Phải buông xả hết tất cả những thứ khác.

Dưới cùng nói: Duy Bổn Kinh Trì Danh nhất pháp, nãi dịch hành đạo, nhân nhân năng tu, là vì câu nói này. Các pháp môn khác không phải ai cũng một đời có thể thành tựu, rất là khó, chỉ có pháp môn này.

Bạn hãy nhìn xem Hải Khánh, Hải Hiền và mẫu thân của Pháp Sư Hải Hiền, một đời chỉ có một câu A Di Đà Phật. Cả ba người đều thành tựu, không phải là một người.

Họ đều tự tại vãng sanh, sau cùng còn nói với mọi người: Ta đi đây. Họ đi rồi, thật đã đi rồi, không cần ai trợ niệm. Phật đến tiếp dẫn dẫn họ đi, vĩnh viễn thoát ly khỏi lục đạo luân hồi, thoát ly thập pháp giới.

Điều này chúng ta cần phải ghi nhớ trong tâm, phải chân thật cố gắng đuổi cho kịp, chúng ta không thể bị bỏ rơi ở phía sau, chúng ta phải có lòng tin có thể đuổi theo kịp. Ở trong Bộ Kinh này, sự nhận biết Thế Giới Tây Phương Cực Lạc của chúng ta cũng có mức độ tương đối, bất luận về lý hay về sự.

Nhìn thấy ba vị thiện tri thức biểu pháp cho chúng ta, lòng tin đã kiên định, không còn hoài nghi nữa, bản thân cũng có tâm nguyện, cũng cảm thấy được mình có phần chắc được vãng sanh.

Tôi cũng phải cầu tự tại vãng sanh, không cần người để trợ niệm, đây mới là thật sự vãng sanh, trợ niệm không nhất định sẽ thật được vãng sanh. Đây là thật, ai ai cũng có thể tu.

Trong có hai câu nói: Tịnh niệm tương kế, tự đắc tâm khai.

Ở đây không có dẫn dụng hoàn toàn nguyên văn là: Ức Phật niệm Phật, ức là nhớ trong lòng, niệm là niệm trong miệng. Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật, hiện tiền nghĩa là hiện tại, tâm thanh tịnh hiện tiền, Phật sẽ hiện tiền, bạn sẽ được gặp Phật tự đắc tâm khai, trí tuệ sẽ mở ra, lòng tin sẽ kiên định.

Đại Thế Chí Bồ Tát, ở sau cùng giảng phương pháp niệm Phật, nói rất đơn giản, rất ngắn gọn. Tịnh niệm tương tục điều nhiếp được lục căn, câu trước là đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục, tám chữ. Đô nhiếp lục căn là dạy chúng ta buông xả, mắt từ trong sắc trần thu lại, tai từ trong thanh trần thu lại.

Lục căn không nên hướng bên ngoài, hướng ra bên ngoài sẽ sanh phiền não, tất cả đều phải thu lại, không hướng ngoại mà hướng nội, nội là gì?

Nội là A Di Đà Phật, khởi tâm động niệm nghĩ A Di Đà Phật, mắt thấy A Di Đà Phật, tai nghe A Di Đà Phật, mũi ngửi mùi thơm. Cái thơm cúng Phật cũng câu A Di Đà Phật, lục căn đều dùng hết ở A Di Đà Phật. Tịnh niệm tương tục, tịnh là tâm thanh tịnh, niệm là mỗi một ý niệm, mỗi một ý niệm nối tiếp nhau không ngừng.

Những lúc này tôi thường nhắc đến Hải Hiền Lão Hòa Thượng, chím mươi hai năm Phật hiệu không ngừng, cái này gọi là tịnh niệm tương tục. Ngài không có dục vọng, không màng danh lợi, công danh lợi lộc tất cả đều không có, rất là đơn thuần, vạn duyên buông xả.

Bằng lòng khổ cực, bằng lòng trì giới, mỗi ngày Ngài đều hoan hỷ rất là viên mãn, không có ngày nào sống uổng phí, làm ra tấm gương cho mọi người xem.

Cho nên, Ngài tự nhiên sẽ được tự đắc tâm khai, tự nhiên sẽ cảm ứng được Phật Đà hiện thân. Phật gia trì cho Ngài, Phật tín nguyện cho Ngài, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật.

Tức phàm phu tâm, khai Phật tri kiến, chúng ta không có chứng được Thánh quả. Tiểu thừa, Tu Đà Hoàn cũng không chứng được, đây tức là phàm phu. Đích thực khai Phật tri kiến, niệm Phật tức là Phật tri kiến, nếu như bạn thật sự tin tưởng, thật sự chịu niệm.

Chí ý căn khí thiển giả, đản năng chí tâm tín lạc, nguyện sanh bỉ quốc, nãi chí thập niệm, lâm mệnh chung thời, mông Phật nhiếp thọ, tiện sanh Cực Lạc. Ở đây nói với chúng ta là những người căn cơ cạn, giống như ở mức độ hiện tại của chúng ta, đản năng chí tâm tín lạc.

Chúng ta cần phải nghiêm túc suy ngẫm, tôi có niệm tốt bốn chữ này không?

Chí tâm tức là chân tâm, cũng tức là chuyên tâm, nhất tâm chuyên chú gọi là chí tâm. Thật sự tin tưởng, lạc là hoan hỷ, hoan hỷ với cái pháp môn Tịnh Độ này, hoan hỷ với Bộ Kinh Vô Lượng Thọ, hoan hỷ cùng Phật A Di Đà, hoan hỷ với câu danh hiệu này. Cái tin tưởng này mới là đầy đủ, bạn có tin thật sự, không hoài nghi.

Kế đó là nguyện sanh bỉ quốc, tôi thật muốn một đời này, sanh đến Thế Giới Cực Lạc. Tôi sanh đến Thế Giới Cực Lạc, học thành công rồi, tôi sẽ trở lại. Cái nguyện này rất tốt, ý nghĩ này rất tốt.

Trở lại là gì?

Gọi là người tái lai, Bồ Tát, không phải là phàm phu. Trở lại không phải vì bản thân, là vì độ cho chúng sanh, là vì giúp đỡ chúng sanh, thành tựu chúng sanh.

Trong đại thừa giáo, trong cửa Nhà Phật, không bỏ một ai. Có một người muốn học, có một người chịu học cũng sẽ không bỏ rơi họ, cũng muốn thành tựu họ.

Đại Thừa Bồ Tát nguyện, hy vọng chúng ta có cái tâm nguyện này, công phu niệm Phật, thật sự có tin, có nguyện, thì sẽ đạt được điều kiện vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Phẩm vị khi vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, hoàn toàn phụ thuộc vào sự sâu cạn của công phu niệm Phật của bản thân.

Không phải là bao nhiêu, nói cách khác là công phu sâu thì họ buông xả nhiều, những người công phu cạn cũng có buông xả, nhưng cái buông xả của họ ít. Phải thật sự buông xả, đối với thế giới này không còn tơ hào tham luyến, thật sự buông xả hết, công phu này mới sâu.

Cho nên nãi chí thập niệm, lâm mệnh chung thời, mông Phật nhiếp thọ, tiện sanh Cực Lạc, quyết định đắc sanh, quả là vạn người tu vạn người vãng sanh.

Hoa khai kiến Phật, ngộ nhập vô sanh, kỳ diệu tật tiệp, mạc quá ý thị. Nhất thiết chúng sanh do thử đắc độ, thập phương Như Lai nãi xưng bổn hoài.

Hai câu sau này nói rất hay, đến Thế Giới Cực Lạc, hoa sen hóa sanh, hoa khai kiến Phật, ngộ vô sanh pháp nhẫn, đây tức là A duy việt trí Bồ Tát, Phàm Thánh đồng cư độ, hạ hạ phẩm vãng sanh, hoa khai kiến Phật cũng là ngộ vô sanh pháp nhẫn, ngộ như thế nào?

48 nguyện của Phật A Di Đà gia trì cho bạn đắc ngộ. Cái pháp môn này là pháp môn tha lực, dựa hết vào Phật A Di Đà. Đối với Phật A Di Đà, niệm niệm phải có lòng nhớ ơn. Không phải là Phật A Di Đà, chúng ta sẽ không thể thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, không phải là Phật A Di Đà, chúng ta sẽ không thể nào sanh đến Tịnh Độ, chúng ta sanh đến Tịnh Độ cũng không chứng được A duy việt trí Bồ Tát.

Nhờ hết vào Phật A Di Đà đại từ đại bi, đại nguyện đại đức, giúp đỡ chúng ta thành tựu, thật là kỳ diệu. Phương pháp này trong tám vạn bốn ngàn pháp môn không có, trong vô lượng pháp môn cũng không có, thật là kỳ diệu.

Tật tiệp tức là nhanh lẹ, một đời viên mãn thành tựu. Mạc quá ý thị nói về sự kỳ diệu, nói về sự nhanh lẹ không có bằng niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ, không sao bằng được.

Tất cả chúng sanh từ đây mà được độ, nam nữ già trẻ, hiền ngu bất hảo, trên dưới ở giữa tam căn, gặp được pháp môn này tất cả đều được độ, bình đẳng đắc độ.

Thập phương Như Lai nãi xưng bổn hoài. Bổn hoài, sở niệm trong tâm họ, sở niệm trong tâm Phật tức là giúp đỡ chúng sanh thành Phật, không có một vị nào không như thế.

Đoạn dưới cùng: Bổn Kinh sở tuyên, nãi Như Lai chân thật thuần nhất chi pháp, vô hữu quyền khúc, cố danh chánh thuyết. Kinh này lại tuyên dương pháp chân thật thuần nhất của Như Lai, chẳng quyền biến, cong quẹo, còn gọi là chánh thuyết.

Cái này và trong phần Chú Giải hoàn toàn như nhau, nói với chúng ta rằng Bổn Kinh Phật nói là những gì?

Là Chư Phật Như Lai chân thật nhất, là pháp tối thuần nhất không phải là nói tùy tiện, không phải nói quanh co, cho nên gọi nói thật sự quý giá của pháp này thể hiện khắp mọi nơi cái hiếm có của pháp môn này đều là nhắc nhở chúng ta cái pháp môn này rất là hiếm có. Nếu gặp được cần phải trân trọng không nên dễ dàng bỏ qua nó, đó là quả là quá sai lầm.

Làm thế nào để thực hiện tốt?

Câu Phật hiệu này phải thường xuyên ghi nhớ trong lòng, ở mọi lúc, ở mọi nơi. Trong miệng không niệm không sao, niệm thầm ở trong tâm, không ai biết.

Lão Hòa Thượng Hải Hiền cũng là dùng cách niệm này. Ngài mỗi sáng niệm vài tiếng, niệm lớn tiếng mấy phút, từ từ niệm nhỏ tiếng, từ từ niệm trong tâm, không niệm ra tiếng. Cái pháp này rất là tuyệt.

Hôm nay chúng ta học đến đây, hy vọng mọi người chân thật nỗ lực, phải chăm chỉ học tập.

A Di Đà Phật!

***