Thuaàn tònh thuaàn thieän
Phöôùc hueä song tu

hoathuongtinhkhong.vn

TỰ TÁNH CỦA CHÚNG TA VÀ TỰ TÁNH CỦA PHẬT CHẲNG KHÁC, NAY CÓ TỒN TẠI HAY KHÔNG?

TỰ TÁNH CỦA CHÚNG TA VÀ

TỰ TÁNH CỦA PHẬT CHẲNG KHÁC,

NAY CÓ TỒN TẠI HAY KHÔNG?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Đây là một môn học rất quan trọng. Trong huấn luyện quân sự có tập hợp khẩn cấp, hạn định trong ba phút phải trang phục chỉnh tề phải đến thao trường tập hợp, thường có chuyện Diễn Nhã Đạt Đa, mê đầu nhận ảnh xảy ra. Khẩn cấp tập hợp khiến mọi người bối rối, căng thẳng.

Hễ căng thẳng bèn mê, mũ đã đội ngay ngắn trên đầu, mặc trang phục chỉnh tề ra ngoài tập hợp, tìm khắp nơi, hỏi người khác, hỏi bạn học: Bạn có thấy cái mũ của tôi hay không?

Hoang mang tỉ mẩn đi kiếm mũ, mê rồi.

Bạn học liền chỉ: Chẳng phải bạn đang đội mũ trên đầu đó sao?

Sờ thử, quả nhiên mũ ở trên đầu.

Có mất hay chăng?

Không mất, mà là mê rồi.

Đức Phật nêu tỷ dụ này nhằm bảo chúng ta: Tự tánh của chúng ta và tự tánh của Phật chẳng khác, nay có tồn tại hay không?

Tồn tại.

Vì sao tìm không được?

Mê rồi. Khi nào giác ngộ, quý vị liền được gọi là Phật. Khi quý vị đang mê thì gọi là phàm phu.

Giống như lúc tập hợp khẩn cấp, đúng là mũ đang đội trên đầu mà chính mình không biết, tìm khắp nơi, tình huống như vậy đó. Trong Kinh Điển, thường thấy ba danh từ này, rất khó giải thích, coi từ từ sau này sẽ hiểu. Tâm quý vị càng thanh tịnh, càng hiểu sâu hơn.

Hời hợt, bộp chộp là chướng ngại lớn nhất trong sự học tập của chúng ta. Nếu không diệt trừ hời hợt, bộp chộp, sẽ vĩnh viễn không thể thấu hiểu. 

Cái mà quý vị có thể học được chỉ là ngôn từ. Ngôn từ là bề ngoài, là văn tự, danh tướng, quý vị học những thứ này, không có cách nào nhận biết đạo lý chân thật. Tâm quý vị càng thanh tịnh, càng hiểu sâu. Đến khi tâm bình đẳng hiển hiện, gần như là chưa khai ngộ thì cũng mấp mé khai ngộ.

Thanh tịnh là kiến tư phiền não mỏng nhẹ. Đoạn kiến tư phiền não, tâm thanh tịnh thật sự hiện tiền. Trần sa phiền não đoạn rồi, tâm bình đẳng hiện tiền.

Tâm chúng ta bất bình đẳng thì làm gì được?

Vì sao chẳng bình đẳng?

Có ngã. Có ngã sẽ chẳng bình đẳng. Nói chung, sẽ nghĩ ta giỏi hơn người khác một chút, đó là ngạo mạn.

Chư vị phải biết: Hễ có ngã, bèn có ngạo mạn, quý vị chẳng thừa nhận cũng không được.

Đức Phật nói rất hay, vì sao?

Quý vị có ngã là có Mạt na thức, bốn đại phiền não thường phụ thuộc Mạt na thức.

Bắt đầu có từ khi nào?

Trong pháp đại thừa, có một câu mà hết thảy mọi người đều biết: Phụ mẫu vị sanh tiền bản lai diện mục diện mạo vốn có trước khi được cha mẹ sanh ra. Đó chính là ngã, chẳng phải là được cha mẹ sanh ra rồi mới có ngã.

Trước khi được cha mẹ sanh ra đã có ngã. Người bình thường chúng ta gọi ngã là linh hồn. Nói theo Phật Pháp, không gọi là linh hồn, mà gọi là linh tánh.

Kẻ ấy có ngã chấp hay không?

Có. Có ngã chấp thì gọi là linh hồn, không có ngã chấp sẽ gọi là linh tánh.

Vì sao?

Không gian hoạt động của kẻ ấy không ra khỏi lục đạo luân hồi, kẻ ấy chuyển vần trong lục đạo, không thoát ra được.

Vì sao?

Mê rồi. Nếu kẻ ấy giác ngộ, sẽ vượt thoát lục đạo. Chẳng gọi là linh hồn nữa, mà gọi là linh tánh, hoạt động trong không gian lớn hơn, không gian hoạt động của kẻ ấy là mười pháp giới.

****